Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Hai VĐV bóng bàn đánh nhau bị loại khỏi đội tuyển

Ngày 19/10, Tổng cục TDTT đã kỷ luật loại hai tay vợt đánh nhau ở Lào khỏi đội tuyển quốc gia và thôi chức HLV trưởng của ông Lê Xuân Phong.

Những hình thức kỷ luật nặng đã được Tổng cục TDTT đưa ra sau một ngày làm việc căng thẳng giữa nội bộ đội tuyển bóng bàn quốc gia và cuộc họp giữa Bộ môn (thuộc Tổng cục TDTT) và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam.

Xung quanh vụ việc hai tuyển thủ Tô Đức Hoàng (VĐV của CLB bóng bàn Tập đoàn dầu khí quốc gia) và VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) gây lộn và đánh nhau ở giải vô địch Đông Nam Á tại Lào, ban huấn luyện cùng hai VĐV phải viết bản kiểm điểm và nghiêm túc nhìn nhận lại sự việc.

Tại cuộc họp với nội bộ đội tuyển cùng lãnh đạo Bộ môn và  đoàn bóng bàn Việt Nam, Tô Đức Hoàng và Lê Tiến Đạt đã thành khẩn nhận sai lầm. Các đồng đội cũng tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp với cả hai xung quanh hành vi thiếu kiểm soát và vi phạm kỷ luật khi thi đấu quốc tế.

Với tư cách là Trưởng đoàn kiêm HLV trưởng đội tuyển quốc gia dẫn đội tuyển dự giải vô địch Đông Nam Á, HLV Lê Xuân Phong cũng làm bản kiểm điểm, nhận trách nhiệm vì để xảy ra sự cố.

Căn cứ vào sự việc xảy ra, Bộ môn và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam thống nhất kỷ luật hai VĐV Tô Đức Hoàng, Lê Tiến Đạt và loại khỏi đội tuyển quốc gia. HLV Lê Xuân Phong cũng không còn đảm nhận vị trí HLV trưởng mà người thay thế sẽ là ông Nguyễn Đức Long.

Ông Phạm Đức Thành, Tổng thư ký Liên đoàn bóng bàn Việt Nam cho biết: "Buổi làm việc giữa đội tuyển cùng Bộ môn, Liên đoàn bóng bàn Việt Nam diễn ra theo đúng quy định và các cá nhân liên quan đã tự kiểm điểm sâu sắc, không né tránh, bao biện".

Sự việc đáng tiếc xảy ra khi đội tuyển bóng bàn quốc gia đang tham dự giải vô địch Đông Nam Á tại Lào từ ngày 9 đến 14/10. Theo tường trình của Tô Đức Hoàng, VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) có những lời lẽ trêu chọc và thậm chí là cả xúc phạm anh tại phòng ăn trong giờ nghỉ. Hai bên đã “đấu võ mồm”, chốt lại Tiến Đạt nói: “Anh câm mồm vào đi”. Không chịu nổi thái độ của đàn em, Tô Đức Hoàng hất nước vào mặt Tiến Đạt. Sau đó, Đạt xông vào đạp Hoàng từ phía sau. Còn Hoàng quay lại đá Đạt văng vào ghế chảy máu đầu và phải khâu 5 mũi.

Đây là chuyến du đấu có nhiều trắc trở của bóng bàn Việt Nam, khởi đầu bằng cuộc tranh cãi về nhân sự ngay trước khi lên đường khiến đội tuyển từ 4 VĐV phải mở rộng thành 6 VĐV - trong đó phía CLB tập đoàn Dầu khí quốc gia đã khiếu nại và so sánh trường hợp của Lê Tiến Đạt với Tô Đức Hoàng với lý lẽ VĐV của mình giỏi hơn. Sự không bằng lòng ngấm ngầm giữa hai tay vợt vì thế đã có sẵn trước khi lên đường.

Việt Nam vắng tay vợt chủ lực ở giải cây vợt vàng

Dù thiếu vài tay vợt chủ lực nhưng trong ngày khai mạc, tuyển bóng bàn nam Việt Nam toàn thắng cả ba trận, giành vé vào bán kết.

Đội tuyển nam Việt Nam gồm 8 tay vợt chia hai đội A và B, trong đó chỉ có hai tên tuổi lớn là Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh. Những tay vợt còn lại như Phan Huy Hoàng và Đào Duy Hoàng, Dương Văn Nam, Nguyễn Ngọc Tú, Phạm Thanh Sơn, Lê Tuấn Anh đều còn trẻ. Trong đó, Đào Duy Hoàng là người thay thế cho Đoàn Kiến Quốc đã giã từ tuyển quốc gia.

Tay vợt kỳ cựu Đoàn Kiến Quốc không thể góp mặt giải này, do CLB PetroVietnam không đủ VĐV tham dự. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do tuyển thủ Tô Đức Hoàng nhận án kỷ luật sau sự cố đánh nhau với đồng đội Tiến Đạt.

Trong ngày đầu tiên khai mạc, giải diễn ra nội dung đồng đội nam và đồng đội nữ. Đội nam Việt Nam A với sự có mặt của tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh và hai tay vợt trẻ Phan Huy Hoàng, Đào Duy Hoàng đã gây ấn tượng mạnh với 3 chiến thắng trong bảng đấu "tử thần".

Ở trận đầu tiên chạm trán với tuyển TP HCM, Đinh Quang Linh đã khiến Lê Đình Duy phải gác vợt với tỷ số 3-0. Sau đó, Đào Duy Hoàng có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục thắng 3-2 trước tay vợt tốt nhất của TP HCM Trần Huy Bảo sau khi bị dẫn 2-0. Ở ván thứ 3, tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh thắng dễ Nguyễn Hoàng Long với 3 set trắng.

Trận đấu thứ 2 tuyển Việt Nam A gặp Nhật Bản với nhiều tay vợt trẻ được coi là ẩn số của giải. Hưng phấn sau trận thắng đầu, các tay vợt Việt Nam A thi đấu như lên đồng và giải mã ẩn số Nhật Bản bằng chiến thắng 3-1.

Ở trận thứ 3 tối cùng ngày, gặp đối thủ khá khó chơi Hong Kong, các tay vợt Trần Tuấn Quỳnh, Đào Duy Hoàng, Đinh Quang Linh đã thể hiện phong độ ấn tượng khi tiếp tục giành chiến thắng 3-0 để nắm một vé vào bán kết. Đội chỉ còn trận gặp đội yếu Malaysia vào sáng 1/11.

Nội dung đồng đội nữ, các tay vợt trẻ của tuyển Việt Nam thua cả hai trận. Tuyển nữ TP HCM với các tuyển thủ quốc gia Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh đã khởi đầu bằng chiến thắng 3-1 trước Malaysia.

Ở trận thứ 2, gặp Nhật Bản mạnh hơn, nữ TP HCM không thể giành kết quả thuận lợi khi phải chịu gác vợt chung cuộc với tỷ số 1-3. Nhật Bản giành thắng lợi 3-2 trước Malaysia nên cuối cùng các cô gái TP HCM cũng vào bán kết với vị trí thứ nhì bảng A. Ngày 1/11, nữ TP HCM sẽ gặp Hàn Quốc ở bán kết.

Việt Nam gây ấn tượng ở giải cây vợt vàng

Dù thiếu vài tay vợt chủ lực nhưng trong ngày khai mạc, tuyển bóng bàn nam Việt Nam toàn thắng cả ba trận, giành vé vào bán kết.

Đội tuyển nam Việt Nam gồm 8 tay vợt chia hai đội A và B, trong đó chỉ có hai tên tuổi lớn là Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh. Những tay vợt còn lại như Phan Huy Hoàng và Đào Duy Hoàng, Dương Văn Nam, Nguyễn Ngọc Tú, Phạm Thanh Sơn, Lê Tuấn Anh đều còn trẻ. Trong đó, Đào Duy Hoàng là người thay thế cho Đoàn Kiến Quốc đã giã từ tuyển quốc gia.

Tay vợt kỳ cựu Đoàn Kiến Quốc không thể góp mặt giải này, do CLB PetroVietnam không đủ VĐV tham dự. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do tuyển thủ Tô Đức Hoàng nhận án kỷ luật sau sự cố đánh nhau với đồng đội Tiến Đạt.

Trong ngày đầu tiên khai mạc, giải diễn ra nội dung đồng đội nam và đồng đội nữ. Đội nam Việt Nam A với sự có mặt của tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh và hai tay vợt trẻ Phan Huy Hoàng, Đào Duy Hoàng đã gây ấn tượng mạnh với 3 chiến thắng trong bảng đấu "tử thần".

Ở trận đầu tiên chạm trán với tuyển TP HCM, Đinh Quang Linh đã khiến Lê Đình Duy phải gác vợt với tỷ số 3-0. Sau đó, Đào Duy Hoàng có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục thắng 3-2 trước tay vợt tốt nhất của TP HCM Trần Huy Bảo sau khi bị dẫn 2-0. Ở ván thứ 3, tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh thắng dễ Nguyễn Hoàng Long với 3 set trắng.

Trận đấu thứ 2 tuyển Việt Nam A gặp Nhật Bản với nhiều tay vợt trẻ được coi là ẩn số của giải. Hưng phấn sau trận thắng đầu, các tay vợt Việt Nam A thi đấu như lên đồng và giải mã ẩn số Nhật Bản bằng chiến thắng 3-1.

Ở trận thứ 3 tối cùng ngày, gặp đối thủ khá khó chơi Hong Kong, các tay vợt Trần Tuấn Quỳnh, Đào Duy Hoàng, Đinh Quang Linh đã thể hiện phong độ ấn tượng khi tiếp tục giành chiến thắng 3-0 để nắm một vé vào bán kết. Đội chỉ còn trận gặp đội yếu Malaysia vào sáng 1/11.

Nội dung đồng đội nữ, các tay vợt trẻ của tuyển Việt Nam thua cả hai trận. Tuyển nữ TP HCM với các tuyển thủ quốc gia Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh đã khởi đầu bằng chiến thắng 3-1 trước Malaysia.

Ở trận thứ 2, gặp Nhật Bản mạnh hơn, nữ TP HCM không thể giành kết quả thuận lợi khi phải chịu gác vợt chung cuộc với tỷ số 1-3. Nhật Bản giành thắng lợi 3-2 trước Malaysia nên cuối cùng các cô gái TP HCM cũng vào bán kết với vị trí thứ nhì bảng A. Ngày 1/11, nữ TP HCM sẽ gặp Hàn Quốc ở bán kết.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Cuộc tái ngộ của hai nhà vô địch SEA Games

Hai tay vợt từng ghi dấu ấn ở các kỳ SEA Games là Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh cùng nhà đương kim vô địch quốc gia Dương Văn Nam sẽ tham gia tranh tài ở Giải bóng bàn Cúp báo Hà Nội mới.

Các cuộc tranh tài giữa Tuấn Quỳnh và Quang Linh từ trước đến nay đều khá căng thẳng và quyết liệt. Tuấn Quỳnh từng vô địch đơn nam ở SEA Games 22 trên sân nhà, còn Quang Linh lại vô địch đôi nam SEA Games 25 khi đứng cặp cùng Kiến Quốc. Đây là hai tay vợt chủ lực của Hà Nội và Quân Đội, những đơn vị có phong trào bóng bàn phát triển nhất của cả nước.

Ở giải này, Đinh Quang Linh cùng tân vô địch quốc gia Dương Văn Nam và một tuyển thủ khác là Lê Tiến Đạt cùng đầu quân cho đội Nha khoa Bảo Đức. Trong khi đó, Tuấn Quỳnh vẫn thi đấu ở đội Hà Nội bên cạnh hai đồng đội Phan Huy Hoàng và Nguyễn Ngọc Tú. Nhiều khả năng hai đơn vị này sẽ thâu tóm các danh hiệu ở nội dung thi đấu chuyên nghiệp.

Giải đấu này mới tổ chức lần thứ hai nhưng đã phát triển với quy mô khá lớn khi quy tụ 300 tay vợt từ 60 đội tham dự. Xét về quy mô tổ chức và số tiền thưởng thì đây được coi là giải đấu bóng bàn lớn nhất miền Bắc. Một con số được so sánh là giải quốc tế Cây vợt vàng giàu truyền thống mới kết thúc ở TP HCM đã không thu hút được nhà mạnh thường quân nào thì giải đấu này quy tụ đến 14 nhà tài trợ cùng số tiền lên tới gần 700 triệu đồng. Giải sẽ diễn ra ở Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội) từ ngày 19/9 đến 22/9.

Cây vợt Trần Tuấn Quỳnh về nước

Theo kế hoạch, hôm nay Tuấn Quỳnh có mặt ở Việt Nam để làm thủ tục đi Hong Kong (Trung Quốc).

Ngay sau khi được phía bộ môn bóng bàn thông báo phải về nước ngay để còn kịp làm thủ tục nhập cảnh vào Hong Kong, từ Trung Quốc trong chuyến tập huấn cùng CLB Hà Nội T&T, Tuấn Quỳnh sẽ trở về.

Như vậy, Tuấn Quỳnh không trốn tuyển như một số thông tin ban đầu. Đằng sau vụ việc này, có một số điều khó hiểu. Phía Hà Nội T&T giải thích, rằng Trần Tuấn Quỳnh không tự ý rời đội tuyển bóng bàn quốc gia. Trước đó, ngày 9/3, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội đã có quyết định trả Trần Tuấn Quỳnh về địa phương để tham gia tập huấn tại Trung Quốc cùng CLB Hà Nội T&T theo hai giai đoạn từ ngày 15/3 đến 14/4 và từ 24/4 đến 20/5.

Vì thế chuyện Tuấn Quỳnh đi tập huấn tại Trung Quốc cùng CLB Hà Nội T&T là theo quyết định của Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội chứ không phải là tự ý, vô tổ chức.

Tuy nhiên, vụ việc đã chuyển sang hướng khác khi phía bộ môn đồng ý với công văn xin rút của Hà Nội T&T, nhưng CLB này tiếp tục có thêm công văn nữa, xin cho Tuấn Quỳnh không tham dự giải vòng loại châu Á tại Hong Kong.

Tất nhiên phía bộ môn bóng bàn đã không đồng ý với công văn này và yêu cầu Tuấn Quỳnh phải về nước trước ngày 10/4. Trưởng bộ môn bóng bàn Nguyễn Đức Long cho biết, Tuấn Quỳnh tập trung cùng đội từ đầu năm và đang là VĐV chủ lực. Bộ môn đồng ý cho Tuấn Quỳnh tập huấn tại Trung Quốc cùng đội bởi đây cũng là điều kiện để Quỳnh nâng cao trình độ. Tuy nhiên như đúng công văn ban đầu, Quỳnh sẽ phải về nước để sang Hong Kong tham dự vòng loại Olympic châu Á - cơ hội cuối cùng để có vé đi London.

Có lẽ khó trách được Tuấn Quỳnh bởi chính Hà Nội T&T đã có ý muốn giữ cây vợt này ở lại để tham dự giải vô địch quốc gia. Nếu Tuấn Quỳnh về nước kịp, nhiều khả năng anh sẽ không bị nhận án phạt từ Tổng cục TDTT.

Cây vợt Trần Tuấn Quỳnh không bị kỷ luật

Với việc về đúng hẹn, VĐV bóng bàn số một Việt Nam không phải nhận án phạt nào từ Tổng cục TDTT.

Chiều 10/4, cây vợt Trần Tuấn Quỳnh đã trở về Việt Nam đúng hẹn để kịp làm thủ tục nhập cảnh vào Hong Kong (Trung Quốc) chuẩn bị cho giải vòng loại Olympic khu vực châu Á. Trước đó, Trưởng bộ môn bóng bàn Nguyễn Đức Long cho biết, nếu Tuấn Quỳnh không về kịp, chắc chắn sẽ bị kỷ luật bởi bộ môn đã báo cáo vụ việc lên Tổng cục TDTT.

Trước sự lên tiếng của báo chí, Tuấn Quỳnh đã tức tốc về nước để kịp làm thủ tục nhập cảnh. Việc Tuấn Quỳnh về nước đúng ngày cũng đã giúp cho VĐV này thoát khỏi một án phạt từ Tổng cục TDTT. Tuy nhiên, phía bộ môn bóng bàn và ban huấn luyện đội tuyển cũng yêu cầu Tuấn Quỳnh rút kinh nghiệm.

Ngay sau khi về nước, Tuấn Quỳnh kịp làm thủ tục nhập cảnh vào Hong Kong và cũng đã bước vào tập luyện cùng các đồng đội tại Nhổn. Trước nhiều thông tin từ báo chí, Tuấn Quỳnh một lần nữa khẳng định mình không bao giờ trốn tuyển mà chỉ đi tập huấn rồi về trước ngày giải diễn ra. Tuy nhiên do thủ tục nhập cảnh vào Hong Kong rất phức tạp nên sau khi được thông báo, Quỳnh đã về ngay. Phía CLB Hà Nội T&T cũng không hề chống lệnh khi giữ Tuấn Quỳnh ở lại tập huấn chuẩn bị cho giải vô địch quốc gia sắp tới.

Như vậy, vụ việc lùm xùm thời gian qua liên quan đến cây vợt số một Việt Nam Trần Tuấn Quỳnh đã khép lại. Đằng sau vụ việc này, nhiều người cho rằng khâu quản lý VĐV, ý thức chuyên nghiệp của CLB và các tuyển thủ phải được đặt lên trên hết, tránh tình trạng tương tự diễn ra.

Bóng bàn Việt Nam sẽ vẫn sang Hong Kong với 4 tay vợt Tuấn Quỳnh, Quang Linh (nam), Mỹ Trang, Việt Linh (nữ). Đây là cơ hội cuối cùng để bóng bàn Việt Nam giành chuẩn tham dự Thế vận hội, nhưng hy vọng gần như không có bởi trình độ của các cây vợt Việt Nam được đánh giá là thua kém khá nhiều so với đối thủ. Trước đó, phía Liên đoàn bóng bàn thế giới cũng thông báo, bóng bàn Việt Nam không có suất mời tại Thế vận hội năm nay.

Cây vợt Vũ Mạnh Cường vẫn 'cày ải' ở tuổi 42

Nhiều người thấy choáng khi lão tướng Mạnh Cường vẫn xuất hiện tại giải vô địch quốc gia năm nay.

Vũ Mạnh Cường chẳng xa lạ gì với làng bóng bàn Việt Nam khi anh là người giúp bóng bàn Việt Nam hai lần vô địch SEA Games, từng là tay vợt số một quốc gia nhiều năm liền. Sau một thời gian ngắn gác vợt trên tất cả sân đấu đỉnh cao để tập trung vào công tác huấn luyện tại CLB bóng bàn Hà Nội T&T, hai năm trước việc Mạnh Cường bất ngờ trở lại thi đấu ở tuổi 40 khiến không ít người bị “sốc”.

Tưởng chừng năm đó Mạnh Cường trở lại chỉ vì “ngứa nghề” nhưng một năm sau tại giải vô địch quốc gia 2011 được tổ chức tại quê nhà Hải Dương, Mạnh Cường lại “tái xuất giang hồ” trong vai trò một HLV kiêm VĐV. Mạnh Cường bảo, ảnh trở lại là để lấy nguồn cảm hứng cho các học trò, muốn họ nhìn mình như một tấm gương phấn đấu. Không có tuổi già, chỉ có ý chí phấn đấu kiên cường của VĐV mà thôi.

Những tường sau hai năm “tạo cảm hứng” cho các học trò, Mạnh Cường sẽ lui về tập trung cho công tác huấn luyện. Ấy vậy mà giải năm nay, Mạnh Cường lại đăng ký tham dự, mà tham dự ở nội dung đôi nam nữ hẳn hoi chứ không phải nội dung đơn nam, đôi nam như trước. Ở tuổi 42, Mạnh Cường phát “phì” nhiều hơn với những năm trước, anh cũng già đi và nếu ai chưa từng biết đến anh, đều cảm thấy “sốc” thật sự.

Thực ra, chuyện một tay vợt đã bước sang tuổi “băm” vẫn còn “máu” thi đấu không phải là chuyện bây giờ mới kể. Trước đây, một cây vợt Hải Dương nổi tiếng khác, nay là Trưởng bộ môn bóng bàn Tổng cục TDTT Nguyễn Đức Long cũng từng “tái xuất giang hồ” ở tuổi 40, rồi thi đấu chung với cả… con gái mình.

Thế nhưng, cứ mỗi lần có một “hiện tượng” như vậy xảy ra, người hâm mộ cũng chẳng biết nên buồn hay vui. Với Mạnh Cường, người hâm mộ vui vì lại được chiêm ngưỡng những quả giật bóng đã trở thành “thương hiệu” của anh, thậm chí ngay cả những động tác thổi bóng cách đây hơn chục năm về trước, vẫn được tái hiện. Các “hậu bối” có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm từ “đàn anh” của mình, nên ai cũng cảm thấy thú vị khi được xem Mạnh Cường thi thố.

Thế nhưng, nhìn sâu xa hơn, chỉ cần một cú “trở lại” khá ngoạn mục của Vũ Mạnh Cường thì cái khoảng trống mênh mông về trình độ lẫn lực lượng của bóng bàn Việt Nam đã lộ ra hoàn toàn. Và nếu như tại giải vô địch quốc gia lần này, sau một thời gian dài gác vợt, Mạnh Cường lại làm được một “cái gì đó” ở cái tuổi 42 của mình, thì chẳng biết nói gì nữa với bóng bàn Việt Nam.

Hai tuyển thủ bóng bàn Việt Nam đánh nhau đổ máu

Hai tay vợt Tô Đức Hoàng và Lê Tiến Đạt 'quyết chiến' tại Lào khi đang cùng đội tuyển bóng bàn dự giải vô địch Đông Nam Á.

Giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á vừa kết thúc tại Lào với thành tích 2 HC bạc, 6 HC đồng dành cho các tay vợt Việt. Đây được xem là giải đấu thất bại của đội tuyển bóng bàn Việt Nam sau nhiều năm liên tiếp có HC vàng. Thất vọng hơn cả là đội tuyển nam đã để thua Indonesia - đối thủ thường được coi là dưới cơ Việt Nam.

Tuy nhiên, scandal lớn nhất của chuyến du đấu này không phải chuyện mất vàng hay thua đau, mà là chuyện hai tuyển thủ quốc gia xô xát, đánh nhau đến đổ máu ngay trên đất bạn trong quá trình tham dự giải. Ngay sau khi về nước, HLV trưởng Lê Xuân Phong đã xác nhận chuyện này là đúng.


Theo tường trình của Tô Đức Hoàng (VĐV của CLB bóng bàn Tập đoàn dầu khí quốc gia), nguyên nhân là VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) có những lời lẽ trêu chọc và thậm chí là cả xúc phạm với mình tại phòng ăn trong giờ nghỉ. Hai bên đã rất căng thẳng, lời qua tiếng lại. Để “chốt” lại vụ “đấu võ mồm”, Tiến Đạt nói: “Anh câm mồm vào đi”. Không chịu nổi thái độ của đàn em, Tô Đức Hoàng hất nước vào mặt Tiến Đạt. Sau đó, Đạt xông vào đạp Hoàng từ phía sau. Còn Hoàng quay lại đá Đạt văng vào ghế chảy máu.

Sự việc dừng lại ở đây sau khi đồng đội nhảy vào can ngăn kịp thời. Tuy nhiên, đây cũng là hành vi hiếm khi xảy ra ở các đội tuyển quốc gia, đặc biệt là trong những chuyến du đấu quốc tế, khiến những người có trách nhiệm phải giật mình về tư cách đạo đức của các tuyển thủ trẻ.

Sau khi đội về nước, CLB bóng bàn Tập đoàn dầu khí quốc gia đã yêu cầu Tô Đức Hoàng viết bản tường trình và làm đơn xin lỗi gửi Tổng cục TDTT, Bộ môn bóng bàn, Ban huấn luyện đội tuyển cùng người hâm mộ thể thao.

Về phía ban huấn luyện đội tuyển bóng bàn nam, HLV Lê Xuân Phong khẳng định sẽ xử lý nghiêm vụ việc. Ngày 19/10 đội tuyển bóng bàn sẽ tập trung trở lại và án phạt có thể sẽ được đưa ra.

Đây là chuyến du đấu không suôn sẻ từ trước giờ lên đường đối với đội tuyển bóng bàn quốc gia. Trước ngày lên đường, đã xảy ra một vụ bất đồng về nhân sự khi CLB Tập đoàn dầu khí quốc gia phản ứng vì VĐV của mình là Tô Đức Hoàng (21 tuổi) không được gọi vào đội tuyển dù lọt vào tứ kết giải vô địch quốc gia 2012. Trong khi đó, Lê Tiến Đạt (19 tuổi) của Quân đội lại sớm có tên trong danh sách dù thành tích không bằng. Sau nhiều cuộc họp, Tô Đức Hoàng đã được bổ sung vào đội tuyển quốc gia.

Hai VĐV bóng bàn đánh nhau bị loại khỏi đội tuyển

Ngày 19/10, Tổng cục TDTT đã kỷ luật loại hai tay vợt đánh nhau ở Lào khỏi đội tuyển quốc gia và thôi chức HLV trưởng của ông Lê Xuân Phong.

Những hình thức kỷ luật nặng đã được Tổng cục TDTT đưa ra sau một ngày làm việc căng thẳng giữa nội bộ đội tuyển bóng bàn quốc gia và cuộc họp giữa Bộ môn (thuộc Tổng cục TDTT) và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam.

Xung quanh vụ việc hai tuyển thủ Tô Đức Hoàng (VĐV của CLB bóng bàn Tập đoàn dầu khí quốc gia) và VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) gây lộn và đánh nhau ở giải vô địch Đông Nam Á tại Lào, ban huấn luyện cùng hai VĐV phải viết bản kiểm điểm và nghiêm túc nhìn nhận lại sự việc.

Tại cuộc họp với nội bộ đội tuyển cùng lãnh đạo Bộ môn và  đoàn bóng bàn Việt Nam, Tô Đức Hoàng và Lê Tiến Đạt đã thành khẩn nhận sai lầm. Các đồng đội cũng tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp với cả hai xung quanh hành vi thiếu kiểm soát và vi phạm kỷ luật khi thi đấu quốc tế.

Với tư cách là Trưởng đoàn kiêm HLV trưởng đội tuyển quốc gia dẫn đội tuyển dự giải vô địch Đông Nam Á, HLV Lê Xuân Phong cũng làm bản kiểm điểm, nhận trách nhiệm vì để xảy ra sự cố.

Căn cứ vào sự việc xảy ra, Bộ môn và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam thống nhất kỷ luật hai VĐV Tô Đức Hoàng, Lê Tiến Đạt và loại khỏi đội tuyển quốc gia. HLV Lê Xuân Phong cũng không còn đảm nhận vị trí HLV trưởng mà người thay thế sẽ là ông Nguyễn Đức Long.

Ông Phạm Đức Thành, Tổng thư ký Liên đoàn bóng bàn Việt Nam cho biết: "Buổi làm việc giữa đội tuyển cùng Bộ môn, Liên đoàn bóng bàn Việt Nam diễn ra theo đúng quy định và các cá nhân liên quan đã tự kiểm điểm sâu sắc, không né tránh, bao biện".

Sự việc đáng tiếc xảy ra khi đội tuyển bóng bàn quốc gia đang tham dự giải vô địch Đông Nam Á tại Lào từ ngày 9 đến 14/10. Theo tường trình của Tô Đức Hoàng, VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) có những lời lẽ trêu chọc và thậm chí là cả xúc phạm anh tại phòng ăn trong giờ nghỉ. Hai bên đã “đấu võ mồm”, chốt lại Tiến Đạt nói: “Anh câm mồm vào đi”. Không chịu nổi thái độ của đàn em, Tô Đức Hoàng hất nước vào mặt Tiến Đạt. Sau đó, Đạt xông vào đạp Hoàng từ phía sau. Còn Hoàng quay lại đá Đạt văng vào ghế chảy máu đầu và phải khâu 5 mũi.

Đây là chuyến du đấu có nhiều trắc trở của bóng bàn Việt Nam, khởi đầu bằng cuộc tranh cãi về nhân sự ngay trước khi lên đường khiến đội tuyển từ 4 VĐV phải mở rộng thành 6 VĐV - trong đó phía CLB tập đoàn Dầu khí quốc gia đã khiếu nại và so sánh trường hợp của Lê Tiến Đạt với Tô Đức Hoàng với lý lẽ VĐV của mình giỏi hơn. Sự không bằng lòng ngấm ngầm giữa hai tay vợt vì thế đã có sẵn trước khi lên đường.

Việt Nam vắng tay vợt chủ lực ở giải cây vợt vàng

Giải bóng bàn cây vợt vàng quốc tế sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP HCM) từ ngày 31/10 đến 3/11.

Giải năm nay quy tụ 62 tay vợt mạnh đến đến từ các địa phương, quốc gia và vùng lãnh thổ như: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, tuyển Việt Nam và tuyển TP HCM. Các tay vợt sẽ tranh tài ở 4 nội dung: đơn (nam và nữ), đồng đội (nam và nữ).

Đây là giải truyền thống đã được hình thành và phát triển lâu đời nhất tại Việt Nam. Là một giải quốc tế có uy tín, chất lượng chuyên môn cao được Liên đoàn Bóng bàn quốc tế (ITTF) công nhận là một giải nằm trong hệ thống thi đấu chính thức, tính điểm xếp hạng.


Giải năm nay quy tụ được nhiều tay vợt quốc tế xuất sắc tham gia, trong đó có Nanthana Kumwong (Thái Lan), người vừa đoạt ngôi vô địch đơn nữ Đông Nam Á 2012 là tay vợt có thứ hạng 84 trong bảng xếp hạng của Liên đoàn bóng bàn thế giới. Còn lại các đội tuyển khác đều đưa đến thành phần gồm nhiều tay vợt trẻ tham dự, trong đó đáng chú ý là trong đội hình của Singapore có đến ba tay vợt vừa được “nhập khẩu” từ Trung Quốc.

Chủ nhà Việt Nam không có lực lượng mạnh nhất. Sự cố đánh nhau mất mặt ở Lào khi dự giải giải bóng bàn vô địch Đông Nam Á mới đây khiến 2 tay vợt nam Tô Đức Hoàng, Lê Tiến Đạt cùng HLV trưởng Lê Xuân Phong bị loại khỏi tuyển quốc gia. Tay vợt Đoàn Kiến Quốc lớn tuổi cũng không dự. Do đó, ở tuyển nam chỉ còn 2 tay vợt chủ lực Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh. Đội nữ quốc gia gồm Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh sẽ về đánh cho tuyển TP HCM.

Tổng tiền thưởng là 184 triệu đồng, trong đó mỗi chức vô địch đơn trị giá 20 triệu đồng và vô địch đồng đội trị giá 16 triệu đồng. Giải sẽ mở cửa tự do cho khán giả đến dự khán các trận đấu.

Việt Nam gây ấn tượng ở giải cây vợt vàng

Dù thiếu vài tay vợt chủ lực nhưng trong ngày khai mạc, tuyển bóng bàn nam Việt Nam toàn thắng cả ba trận, giành vé vào bán kết.

Đội tuyển nam Việt Nam gồm 8 tay vợt chia hai đội A và B, trong đó chỉ có hai tên tuổi lớn là Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh. Những tay vợt còn lại như Phan Huy Hoàng và Đào Duy Hoàng, Dương Văn Nam, Nguyễn Ngọc Tú, Phạm Thanh Sơn, Lê Tuấn Anh đều còn trẻ. Trong đó, Đào Duy Hoàng là người thay thế cho Đoàn Kiến Quốc đã giã từ tuyển quốc gia.

Tay vợt kỳ cựu Đoàn Kiến Quốc không thể góp mặt giải này, do CLB PetroVietnam không đủ VĐV tham dự. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do tuyển thủ Tô Đức Hoàng nhận án kỷ luật sau sự cố đánh nhau với đồng đội Tiến Đạt.

Trong ngày đầu tiên khai mạc, giải diễn ra nội dung đồng đội nam và đồng đội nữ. Đội nam Việt Nam A với sự có mặt của tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh và hai tay vợt trẻ Phan Huy Hoàng, Đào Duy Hoàng đã gây ấn tượng mạnh với 3 chiến thắng trong bảng đấu "tử thần".

Ở trận đầu tiên chạm trán với tuyển TP HCM, Đinh Quang Linh đã khiến Lê Đình Duy phải gác vợt với tỷ số 3-0. Sau đó, Đào Duy Hoàng có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục thắng 3-2 trước tay vợt tốt nhất của TP HCM Trần Huy Bảo sau khi bị dẫn 2-0. Ở ván thứ 3, tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh thắng dễ Nguyễn Hoàng Long với 3 set trắng.

Trận đấu thứ 2 tuyển Việt Nam A gặp Nhật Bản với nhiều tay vợt trẻ được coi là ẩn số của giải. Hưng phấn sau trận thắng đầu, các tay vợt Việt Nam A thi đấu như lên đồng và giải mã ẩn số Nhật Bản bằng chiến thắng 3-1.

Ở trận thứ 3 tối cùng ngày, gặp đối thủ khá khó chơi Hong Kong, các tay vợt Trần Tuấn Quỳnh, Đào Duy Hoàng, Đinh Quang Linh đã thể hiện phong độ ấn tượng khi tiếp tục giành chiến thắng 3-0 để nắm một vé vào bán kết. Đội chỉ còn trận gặp đội yếu Malaysia vào sáng 1/11.

Nội dung đồng đội nữ, các tay vợt trẻ của tuyển Việt Nam thua cả hai trận. Tuyển nữ TP HCM với các tuyển thủ quốc gia Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh đã khởi đầu bằng chiến thắng 3-1 trước Malaysia.

Ở trận thứ 2, gặp Nhật Bản mạnh hơn, nữ TP HCM không thể giành kết quả thuận lợi khi phải chịu gác vợt chung cuộc với tỷ số 1-3. Nhật Bản giành thắng lợi 3-2 trước Malaysia nên cuối cùng các cô gái TP HCM cũng vào bán kết với vị trí thứ nhì bảng A. Ngày 1/11, nữ TP HCM sẽ gặp Hàn Quốc ở bán kết.

Sao Pháp tái hiện cú bỏ bóng sau lưng huyền thoại

Tại giải bóng bàn Kuwait mở rộng 2013, tay vợt 20 tuổi người Pháp Quentin Robinot đã tái hiện kỹ thuật vòng tay sau lưng bạt bóng tuyệt đẹp.

Tại giải bóng bàn Kuwait mở rộng thuộc hệ thống thi đấu chính thức của ITTF (Liên đoàn bóng bàn quốc tế), ngôi sao 20 tuổi người pháp đã có một cú vòng tay sau lưng bỏ bóng xuất thần khiến đối thủ bị bất ngờ mà trở tay không kịp. Pha bóng này lập tức trở thành tâm điểm sự chú ý của truyền thông bởi đây là một tuyệt kỹ có tên 'back-shot' thiên về biểu diễn trong bóng bàn, khiến người hâm mộ vô cùng thích thú khi thưởng thức.

Tuyệt kỹ này không dễ thực hiện bởi những pha tấn công trong bóng bàn thường diễn ra chớp nhoáng với tốc độ bóng bay rất cao. Những cú vòng tay đánh bóng sau lưng vì thế thường xảy ra ngẫu hứng, với sự thực hiện nhuần nhuyễn của các tay vợt. Nó là vũ khí phản công hiệu quả khi một tay vợt đã di chuyển sai vị trí và phá vỡ lợi thế gài bóng của đối phương.

Pha bỏ bóng sau lưng của Quentin Robinot trước đối thủ người Belarus Kiryl Barabanov lập tức được bình chọn là pha bóng đẹp nhất làng bóng bàn kể từ đầu năm 2013.

Đoàn Kiến Quốc đầu quân cho quê nhà

Cựu tay vợt số một bóng bàn Việt Nam Đoàn đã quyết định  trở về đầu quân cho Khánh Hòa sau 3 năm thi đấu cho CLB bóng bàn Petro Việt Nam.


Từ tháng 11/2012, Đoàn Kiến Quốc rơi vào cảnh thất nghiệp. Anh đã dành nhiều tâm huyết để lấy bằng Đại học TDTT tại TP HCM để trở thành một HLV bóng bàn. Bởi sau khi hết hợp đồng 3 năm, Petro Việt Nam mời Kiến Quốc gắn bó với CLB trong vai trò VĐV lẫn HLV. Tuy nhiên, sau nhiều lần đắn đo, Kiến Quốc quyết định không tiếp tục tái ký hợp đồng.

Nguyên nhân chính khiến Kiến Quốc “hồi hương” là muốn có nhiều thời gian gần gũi với gia đình tại Nha Trang. Một lý do khác mà Kiến Quốc cho biết, là mong muốn góp một phần sức mình giúp bóng bàn Khánh Hòa vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

Năm nay đã 33, dù đã bước sang bên kia của sự nghiệp và đã giã từ  tuyển quốc gia, tuy nhiên, tại đấu trường trong nước, Kiến Quốc vẫn  được đánh gia cao nhờ kinh nghiệm và bản lĩnh thi đấu của  tay vợt  từng là số một Việt Nam.

Trước mắt vàp tháng 4 tới, với vai trò “đầu tàu”,  Kiến Quốc sẽ cũng Khành Hòa thi đấu tại Giải  bóng bàn vô địch quốc gia tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Liên đoàn bóng bàn Hà Nội ra mắt

Ngày 23/3, Đại hội Liên đoàn bóng bàn Hà Nội lần thứ Nhất nhiệm kỳ 2013-2017 được tổ chức.



Ngày 7/2, UBND TP Hà Nội ra quyết định cho phép thành lập Liên đoàn bóng bàn Hà Nội. Liên đoàn bóng bàn Hà Nội ra đời là một tổ chức xã hội nghề nghiệp giúp cơ quan quản lý nhà nước thống nhất các đầu mối quản lý bóng bàn đỉnh cao, phong trào, qua đó thúc đẩy bóng bàn thủ đô phát triển.

Đây là Liên đoàn thể thao thứ 9 của Hà Nội (sau  bóng đá, điền kinh, quần vợt, taekwondo, golf, cầu lông, võ cổ truyền, xe đạp) và cũng là Liên đoàn bóng bàn địa phương thứ 15 trên cả nước.

Đại hội Liên đoàn bóng bàn Hà Nội bầu ra Ban chấp hành gồm 23 người. Ban chấp hành bầu tiếp Ban thường vụ gồm 13 người  và các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký. Nhà báo Tô Quang Phán được bầu làm Chủ tịch. Tổng Thư ký là ông Bùi Huy Quang - Trưởng phòng thể thao thành tích cao (Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Hà Nội).

Sau khi ra mắt, Liên đoàn bóng bàn Hà Nội đã ký “Thỏa thuận tài trợ cho Giải bóng bàn báo Hà Nội Mới lần thứ hai)” với Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm Long và công ty TNHH thương mại - dịch vụ Tuấn Thanh.

Vẻ đẹp quyến rũ của nữ hoàng bóng bàn xứ Hàn

Đánh bại đồng hương Wang Hao ở chung kết đơn nam đêm 20/5 tại Paris, Zhang Jike lập kỷ lục 3 lần liên tiếp vô địch thế giới.

Sau khi giành chức vô địch Olympic năm ngoái, VĐV bóng bàn Zhang Jike, đã hoàn tất hat-trick danh hiệu bằng một chức vô địch thế giới nữa.

Ở giải vô địch thế giới vừa diễn ra tại Bercy, Paris, Pháp, Zhang đã đánh bại người đồng hương Trung Quốc là Wang Hao 4-2 trong trận chung kết với các tỷ số 11-7 11-8 6-11 14-12 5-11 11-7. Năm 2011, anh cũng từng thắng Wang ở giải vô địch thế giới và năm 2012 là chung kết Olympic London.

"Đúng là một trận đấu khó khăn," Zhang cho biết sau trận đấu. "Tôi đã giành được mọi danh hiệu lớn và tôi muốn lặp lại điều đó một lần nữa."

Mục tiêu sắp tới của Zhang sẽ là Olympic Rio 2016. Dù sao thì bóng bàn Trung Quốc hiện cũng không có đối thủ. Chức vô địch mà Zhang giành được ở Paris vừa qua là lần thứ 5 liên tiếp danh hiệu đánh đơn thuộc về một cây vợt Trung Quốc, tính từ Werner Schlager của Áo vào năm 2003. Ngoài Zhang thì năm 2009, danh hiệu này từng một lần thuộc về Wang Hao vào năm 2009.

Trước đó, cây vợt Li Xiaoxia, nhà vô địch đơn nữ thế giới và Olympic, đã giành danh hiệu đánh đôi cùng Guo Ye. Đây là lần thứ 3 liên tiếp họ vô địch thế giới.

Tuy nhiên, giải năm nay cũng không hoàn toàn thuộc về các cây vợt Trung Quốc sau khi Kim Hyok Bong và Kim Jong của CHDCND Triều Tiên giành danh hiệu đôi nam nữ. Nên nhớ là lần gần đây nhất Trung Quốc không thể thâu tóm các danh hiệu thế giới là năm 2003 khi Schlager vô địch đánh đơn. Nếu tính ở Olympic, Ryu Seung Min của Hàn Quốc từng chiến thắng ở Olympic 2004.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Đau đáu tìm nhân tài

Bóng bàn Việt Nam đang khánh kiệt nhân tài, sau thời của những Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh, Mai Hoàng Mỹ Trang… Đấy là lý do, các tay vợt kỳ cựu dù đã bước qua thời đỉnh cao vẫn phải gánh vác trọng trách ở các sân chơi quốc tế, khi những thế hệ sau họ không tạo được chút dấu ấn gì về chuyên môn.

Tay vợt Trần Huy Bảo từng được xem là thần đồng của bóng bàn Việt Nam. Ảnh: HOÀNG MINH
Nếu cho rằng phong trào chơi bóng bàn ở Việt Nam giảm sút thì không hẳn, bởi vì ngày càng có nhiều giải đấu từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp được tổ chức, thu hút hàng trăm tay vợt tham dự. Đơn cử, ở giải bóng bàn thiếu niên, nhi đồng và trẻ toàn quốc thường niên luôn có đến hoặc hơn 400 tay vợt các lứa tuổi cùng tranh tài.

Sắp tới ở Sơn La diễn ra giải toàn quốc và con số đăng ký cũng đã ngót nghét 400 VĐV. Một giải đấu trẻ nhưng có số lượng VĐV góp mặt đông đảo như vậy thì không thể cho rằng bóng bàn Việt Nam quá thiếu thốn nguồn nhân lực kế cận. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, dù số lượng VĐV dự một giải đấu toàn quốc rất đông, song thi đấu nổi bật, xứng đáng được xếp vào diện “thần đồng” hoặc có tài năng xuất chúng giống như thế hệ những Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Lê Huy, Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh, Trần Huy Bảo, Nguyễn Mai Thy, Trần Lê Phương Linh, Mai Xuân Hằng, Mai Hoàng Mỹ Trang… thì quá hẻo.

Những nhà làm chuyên môn bóng bàn Việt Nam than thở rằng, những tay vợt có “chất” quái, lối đánh khó chịu và đủ sức tranh đoạt thành tích ở đấu trường quốc tế gần như không kiếm nổi, dù các địa phương, ngành theo đuổi xây dựng phong trào bóng bàn vẫn đầu tư nhiệt tình. Cách lý giải dễ nhận thấy nhất chính là vì gia đình VĐV chỉ cho con em chơi nghiệp dư, đến một thời điểm nhất định sẽ chuyển hướng, đầu tư cho theo đuổi ngành nghề khác để mưu sinh, thay vì lông bông với nghiệp bóng bàn chế độ thấp và đầy những bất trắc.

Trước đây, tìm được những tay vợt kiệt xuất như Đoàn Kiến Quốc, tâm huyết và có tài thực sự không dễ. Tay vợt gốc Khánh Hòa còn theo đuổi đến cùng sự nghiệp và nhiều lần làm rạng danh bóng bàn Việt Nam ở SEA Games, Olympic. Nhưng bóng bàn Việt Nam cũng tiếc nuối khi không giữ chân được “thần đồng” Trần Huy Bảo của TPHCM. Nhiều nhà chuyên môn, trong đó có ông Nguyễn Trọng Trúc, Tổng thư ký LĐBB TPHCM - từng phấn khởi vì bóng bàn Việt Nam xuất hiện một tay vợt tài năng như thế, nên việc Huy Bảo được đưa vào chương trình thế hệ vàng bóng bàn TPHCM là điều dễ hiểu. Nhưng rồi bản thân Huy Bảo cũng như gia đình quyết định chuyển hướng, dồn sức cho Huy Bảo theo đuổi con đường học vấn để mai này trở thành một kỹ sư, bác sĩ, thay vì chạy theo viễn cảnh mịt mờ của bóng bàn.

Sau Huy Bảo, hiện tại bóng bàn Việt Nam chưa tìm ra được tay vợt nào sở hữu tài năng đặc biệt kiểu như thế. Dần dà, giới chức bóng bàn nước nhà cũng quen với cảnh đìu hiu, ngày càng khánh kiệt nhân tài. Đấy là lý do cứ mỗi lần giải đấu dành cho các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng và trẻ toàn quốc khởi tranh những người làm chuyên môn lại đau đáu chờ mong tìm cho được một gương mặt xuất chúng nào đó để đầu tư hoặc gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng…

Lật đổ tượng đài bằng quả giao bóng hiểm

Tại giải vô địch bóng bàn toàn quốc vừa rồi, ngoài sự trỗi dậy của các tay vợt trẻ còn phải kể đến việc tay vợt 25 tuổi Dương Văn Nam (Quân đội) đã lật đổ cả 2 tượng đài bóng bàn VN là Đoàn Kiến Quốc và Trần Tuấn Quỳnh.

Ngoài sự lì lợm, tâm lý thoải mái không bị áp lực của một tay vợt từng bị coi là “chiếu dưới”, cộng với kỹ thuật đã được rèn giũa ngày càng hoàn chỉnh thì điểm chung giúp Nam giành cả 2 trận thắng này được nhiều chuyên gia nhìn nhận là anh có quả giao bóng phản xoáy cực hay. Chính HLV đội Khánh Hòa Nguyễn Minh Đạt phải thốt lên: “Tôi không ngờ Nam rèn được cú giao bóng hiểm hóc như vậy, đường bóng đi hay và khó chịu quá!”. Cựu HLV trưởng đội tuyển VN Lê Xuân Phong nói: “Bóng bàn Quân đội rất mừng trước sự tiến bộ của Dương Văn Nam. Chúng tôi không bất ngờ về những quả giao bóng hiểm của Nam. Trong tập luyện, chúng tôi luôn tập kỹ cho các VĐV kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng, hướng dẫn các em biết tạo mọi chiều xoáy, xác định điểm rơi và thay đổi đột ngột chiều xoáy. Nhưng phải nói là Nam vận dụng rất tốt và biến hóa rất hữu hiệu để khắc chế được cả Kiến Quốc lẫn Tuấn Quỳnh. Đó là nỗ lực rất đáng khen”.

Không chỉ thành công ở giải đơn, Dương Văn Nam còn thi đấu tốt ở trận bán kết và chung kết đồng đội với đội Hải Dương và Hà Nội để giúp đội Quân đội lên ngôi cao nhất. Trong khi Nguyễn Nam Hải đã chuyển qua công tác huấn luyện còn Đoàn Kiến Quốc lẫn Trần Tuấn Quỳnh đã qua tuổi 30 và bắt đầu có dấu hiệu chững lại, thì việc lên ngôi của Dương Văn Nam là một tín hiệu lạc quan, mở ra hướng trẻ hóa từ bây giờ cho đội tuyển bóng bàn VN.