Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Bóng bàn Việt Nam vẫn chưa có chuyên gia

Bộ môn bóng bàn Tổng cục TDTT đã được Tổng cục phê duyệt kế hoạch thuê chuyên gia cho 2 đội tuyển nam, nữ trong năm 2014 từ ngày 2.12 năm ngoái nhưng tới giờ chưa ai có mặt...

Trong quyết định về việc thuê chuyên gia CHDCND Triều Tiên cho đội tuyển bóng bàn quốc gia năm 2014, Tổng cục đồng ý thuê 2 HLV Li Jong Sik và Kim Song Hwan với mức lương mỗi người 2.300 USD/tháng.

Theo tìm hiểu, mọi giấy tờ thủ tục đã được bóng bàn Việt Nam gửi tới phía bạn CHDCND Triều Tiên. Tất cả vẫn phải chờ phản hồi từ phía bạn xem chuyên gia có tới hay không. Kế hoạch có chuyên gia được phê duyệt sẽ thuê từ ngày 1.2 tới 1.12.2014.


Liệu khi có chuyên gia, Quang Linh và Tuấn Quỳnh có trở lại ĐTQG?

Nếu không có gì thay đổi, dự kiến trong thời gian từ 20 tới 25.2, hai đội tuyển quốc gia (ĐTQG) bóng bàn nam nữ sẽ tập trung trở lại để làm nhiệm vụ năm mới. Mục tiêu cao nhất vẫn là đạt thứ hạng tốt ở ASIAD 17-2014 sẽ thi đấu trong tháng 9.

Trước mắt, khi chưa có chuyên gia, hai ĐTQG tập trung sẽ do các HLV nội đảm nhiệm huấn luyện gồm ông Lê Đức Thọ, Lê Huy và trưởng bộ môn Nguyễn Đức Long. Một trong những chờ đợi của giới mộ điệu bóng bàn là liệu 2 cái tên Đinh Quang Linh, Trần Tuấn Quỳnh sau khi rút lui không tham gia vòng tuyển chọn dự SEA Games 27 thì có được triệu tập ở năm 2014 hay không?

Năm nay, tùy trong từng giải đấu, ĐTQG sẽ đi tập huấn ở Trung Quốc theo các giai đoạn nhất định.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Cuộc tái ngộ của hai nhà vô địch SEA Games

Hai tay vợt từng ghi dấu ấn ở các kỳ SEA Games là Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh cùng nhà đương kim vô địch quốc gia Dương Văn Nam sẽ tham gia tranh tài ở Giải bóng bàn Cúp báo Hà Nội mới.


Trần Tuấn Quỳnh sẽ có thêm cơ hội đối đầu với Đinh Quang Linh.

Các cuộc tranh tài giữa Tuấn Quỳnh và Quang Linh từ trước đến nay đều khá căng thẳng và quyết liệt. Tuấn Quỳnh từng vô địch đơn nam ở SEA Games 22 trên sân nhà, còn Quang Linh lại vô địch đôi nam SEA Games 25 khi đứng cặp cùng Kiến Quốc. Đây là hai tay vợt chủ lực của Hà Nội và Quân Đội, những đơn vị có phong trào bóng bàn phát triển nhất của cả nước.

Ở giải này, Đinh Quang Linh cùng tân vô địch quốc gia Dương Văn Nam và một tuyển thủ khác là Lê Tiến Đạt cùng đầu quân cho đội Nha khoa Bảo Đức. Trong khi đó, Tuấn Quỳnh vẫn thi đấu ở đội Hà Nội bên cạnh hai đồng đội Phan Huy Hoàng và Nguyễn Ngọc Tú. Nhiều khả năng hai đơn vị này sẽ thâu tóm các danh hiệu ở nội dung thi đấu chuyên nghiệp.

Giải đấu này mới tổ chức lần thứ hai nhưng đã phát triển với quy mô khá lớn khi quy tụ 300 tay vợt từ 60 đội tham dự. Xét về quy mô tổ chức và số tiền thưởng thì đây được coi là giải đấu bóng bàn lớn nhất miền Bắc. Một con số được so sánh là giải quốc tế Cây vợt vàng giàu truyền thống mới kết thúc ở TP HCM đã không thu hút được nhà mạnh thường quân nào thì giải đấu này quy tụ đến 14 nhà tài trợ cùng số tiền lên tới gần 700 triệu đồng. Giải sẽ diễn ra ở Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội) từ ngày 19/9 đến 22/9.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Chấm dứt chuyện “quân anh, quân tôi”

Nội bộ lủng củng do vướng mắc “quân anh, quân tôi” khiến bóng bàn Việt Nam tụt lại so với chính mình khi các HLV nội nắm quyền. Vì thế, việc có mặt của 2 chuyên gia Kim Song Hwan và Li Jong Sik cũng chấm dứt chuyện xào xáo nội bộ.

Bóng bàn dù không còn mang lại những vinh quang tột đỉnh ở đấu trường Đông Nam Á hay SEA Games nhưng vẫn là một trong những môn thể thao hấp dẫn, thu hút nhiều sự chú ý của người hâm mộ. Ý thức được điều này, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam khóa V đã rốt ráo cùng Tổng cục TDTT thuê HLV ngoại để nâng tầm đội tuyển.

Sau rất nhiều thời gian tìm kiếm và thương thảo, từ ngày 1/2/2014 sắp tới, hai chuyên gia người CHDCND Triều Tiên là Kim Song Hwan và Li Jong Sik sẽ huấn luyện cho đội tuyển bóng bàn nam, nữ quốc gia. Hợp đồng của 2 chuyên gia vừa nêu với Tổng cục TDTT có thời hạn từ ngày 1/2/2014 đến 31/12/2014 với mức lương 2.300 USD/người/tháng (chưa kể thuế thu nhập). Trong năm 2014, nhiệm vụ quan trọng nhất của đội tuyển bóng bàn quốc gia là tham dự Asian Games 2014 tại Hàn Quốc.

Hơn 10 năm trước, với các chuyên gia Trung Quốc, đội tuyển bóng bàn Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Một thời gian sau đó, tưởng như các HLV nội có thể đảm đương được phần việc của các HLV ngoại nhưng thực tế lại khác hẳn. Chỉ riêng việc “quân anh, quân tôi” đã đủ khiến người ngoài bàn ra tán vào, còn nội tình đội tuyển không phải lúc nào cũng yên ả. Chuyện xô xát giữa Lê Tiến Đạt và Tô Đức Hoàng tại Giải vô địch Đông Nam Á năm 2012 cũng bắt nguồn từ chuyện “quân anh, quân tôi”.


Chấm dứt chuyện “quân anh, quân tôi” - 1

Có lẽ, đấy là hệ quả lớn nhất của chuyện trao quyền HLV đội tuyển cho một HLV nội, đang thuộc biên chế một đơn vị nào đó. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở một số đội tuyển quốc gia, như đội tuyển quyền Anh trẻ quốc gia, chức danh HLV trưởng đã được trao cho những HLV tự do. Lập tức, các địa phương lại tạo điều kiện cho VĐV lên đội tuyển. Họ tin rằng những quyết định của HLV trưởng kia sẽ khách quan, không vì mục đích cá nhân mà làm thui chột tài năng của VĐV. Nhưng đi tìm một HLV nội đang hành nghề tự do cho đội tuyển bóng bàn cũng khó. Đến đây, cái tài của HLV lại được đặt lên bàn cân. Nhưng những người xuất sắc trong làng HLV nội lại đang thuộc một đơn vị nào đó rồi. Đưa ai lên nắm quyền HLV trưởng rồi cũng dễ sinh dư luận.

Trước đây, HLV Lê Xuân Phong sẵn sàng lên đội tuyển nhưng sau khi để xảy ra sự cố tại Giải vô địch Đông Nam Á thì cánh cửa đội tuyển quốc gia đã khép lại với HLV này, không biết bao giờ mới “mở” lại. Thậm chí, chuyện tìm trợ lý HLV nội cũng khó chứ chưa kể tới việc tìm HLV trưởng. Một người có trách nhiệm đã nói rằng, khi lên đội tuyển, HLV bị cắt mọi chế độ ở địa phương trong khi thu nhập ở đội tuyển lại thấp hơn, chỉ khoảng vài triệu đồng. Vì vậy, chẳng ai mặn mà lên đội tuyển. Nói gì thì trách nhiệm cũng phải gắn với quyền lợi.

Trước SEA Games 27, 2 tay vợt kỳ cựu của bóng bàn Việt Nam là Đinh Quang Linh và Trần Tuấn Quỳnh đã bỏ vòng đấu nội bộ để tuyển chọn sau đó bị loại khỏi đội tuyển. Nhưng nguyên nhân chính là 2 tay vợt này phản đối sự có mặt của Tiến Đạt trên đội tuyển. Bởi thế, việc các HLV nội dẫn dắt luôn khiến các đơn vị không yên tâm, bên cạnh đó là sự bất phục tùng của các tay vợt. Chính vì vậy, những năm gần đây bóng bàn Việt Nam tụt dốc không phanh.

Sự có mặt của 2 chuyên gia Kim Song Hwan và Li Jong Sik được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi mạnh mẽ về kỹ chiến thuật cũng như tinh thần của các tuyển thủ Việt Nam, vốn đã chững lại trong nhiều năm qua dưới sự dẫn dắt của các HLV nội. Bên cạnh đó cũng chấm dứt sự xáo xào nội bộ vì “quân anh, quân tôi”.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Sôi động giải vô địch Diễn đàn bóng bàn Việt Nam lần thứ 7

Diễn đàn bóng bàn Việt Nam là sân chơi lớn nhất, đông đảo nhất của cộng đồng những người đam mê bóng bàn tại Việt Nam.

Từ năm 2007, Giải đấu mang tên “Giải vô địch diễn đàn bóng bàn Việt Nam” ra đời nhằm tạo ra một giải đấu giao hữu cọ xát, nâng cao chuyên môn, thắt chặt tình cảm của những người đam mê bóng bàn, bao gồm các tổ chức, cá nhân, những VĐV chuyên nghiệp và những VĐV bán chuyên nghiệp, thi đấu phong trào.
Giải đấu năm 2013 là giải đấu lần thứ 7 được tổ chức, là sự nỗ lực cố gắng của Diễn đàn bóng bàn Việt Nam nhằm tiếp tục duy trì và nâng tầm sân chơi ý nghĩa này, cổ vũ niềm đam mê và tiếp tục xã hội hóa mạnh mẽ bộ môn bóng bàn.

Sôi động giải vô địch Diễn đàn bóng bàn Việt Nam lần thứ 7
Đối tượng thi đấu bao gồm: Các VĐV bóng bàn chuyên nghiệp, các VĐV nghiệp dư, phong trào, các VĐV người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài  và các VĐV quốc tế thi đấu ở 3 nội dung là đồng đội, đơn và đôi. Ở các nội dung thi đấu, BTC phân chia các VĐV thành 5 hạng: chuyên nghiệp và Hạng A, B, C, D. Ngoài ra, BTC giải sẽ bố trí 2 bàn bóng để các phóng viên tác nghiệp tại giải có cơ hội thi đấu giao hữu.
Các VĐV thi đấu chấp hành điều lệ giải, qui định của BTC giải, qui định của Liên đoàn bóng bàn Việt Nam, qui định của Liên đoàn bóng bàn thế giới (ITTF).
Cho đến thời điểm trước ngày khai mạc, đã có tổng số 115 đội, với tổng số 700 VĐV đăng kí thi đấu. Giải bóng bàn Hanoi Open 2013 trở thành giải đấu bóng bàn có số lượng đội nhiều nhất, có đông số lượng VĐV tham dự nhất tại Việt Nam.
Trong số các VĐV tham dự giải đấu, đáng chú ý gồm có các tên tuổi: Timothy Wang (đương kim Vô địch bóng bàn QG Mỹ), Jiaqui Zheng (tay vợt nữ xếp hạng 81 thế giới), Adam Bobrow (VĐV biểu diễn bóng bàn hàng đầu thế giới), Thilina Piyadasa (10 lần vô địch Sri Lanka)…
Toàn bộ các VĐV bóng bàn chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam đều có mặt tại giải đấu: Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh, Tô Đức Hoàng, Dương Văn Nam… đều tham dự giải đấu, trong đó đáng chú ý nhất là tay vợt trẻ Lê Tiến Đạt vừa xuất sắc dành HCB nội dung đơn nam tại SEA Games 27 tại Myanmar. Hai tay vợt nữ hàng đầu Việt Nam vừa tham dự nội dung đánh đơn nữ tại SEA Games 27 là Mai Hoàng Mỹ Trang và Nguyễn Thị Nga cũng sẽ góp mặt tại Hanoi Open 2013.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Para Games 7: Việt Nam để mất nhiều HCV bóng bàn

Trong ngày thi đấu thứ 3 của Para Games 7 diễn ra ở cụm sân vận động Wunna Theikdi ở Thủ đô Nay Pyi Taw, đoàn thể thao Việt Nam đã để tuột mất những tấm huy chương vàng rất đáng tiếc ở môn bóng bàn.



Vận động viên bóng bàn Việt Nam tại Para Games 7. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Những nội dung đồng đội vốn là thế mạnh của Việt Nam đã bị những quốc gia khác như Thái Lan hay Indonesia vượt mặt. Vận động viên Nguyễn Thanh Hoàng là đương kim vô địch Para Games cũng thất bại ở nội dung đôi nam.

Trước đó, cặp Thanh Hoàng-Xuân Phú cũng để mất huy chương vàng vào tay cặp vận động viên Indonesia. Với việc để mất rất nhiều huy chương vàng, bóng bàn Việt Nam khó hoàn thành mục tiêu 3 huy chương vàng đã đề ra trước giải.

Đến lúc này, môn bóng bàn chỉ đóng góp 1 huy chương vàng do công của cặp vận động viên nữ Kim Vân-Hoa Phượng hạng thương tật T11. 

Cũng cần nói thêm, bóng bàn là môn rất khó tìm được huy chương khi số lượng vận động viên rất lớn và những đoàn mạnh như Indonesia, Thái Lan đã bổ sung rất nhiều vận động viên trẻ chất lượng ở Đại hội lần này./.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Trần Tuấn Quỳnh xếp hạng 286 thế giới

Bảng xếp hạng tháng 11 mới được Liên đoàn Bóng bàn thế giới công bố cho thấy, VĐV Hà Nội Trần Tuấn Quỳnh hiện là tay vợt nam có thứ hạng cao nhất trong số các VĐV của Việt Nam, xếp hạng 286 (tháng trước là 287) với 1.611 điểm.



Trong khi đó Đinh Quang Linh hạng 317 (tháng trước là 318) với 1.548 điểm. Ở bảng xếp hạng nữ, Nguyễn Thị Việt Linh là tay vợt nữ xếp vị trí cao nhất, với hạng 220 (1.930 điểm). Còn Mai Hoàng Mỹ Trang hạng 238, (1.901 điểm). Tại nhóm đầu của nữ, trong 5 tay vợt xếp đầu có tới 4 tay vợt Trung Quốc.

Sẽ sắp xếp lại nhân sự môn bóng bàn

Tổng cục TDTT liệt bóng bàn vào danh sách những môn tụt hậu nghiêm trọng nhất và sẽ sắp xếp lại toàn bộ nhân sự trong thời gian tới.

Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Phạm Đức Thành bị nhiều phản ứng trong những vụ việc gần đây - Ảnh: Đăng Phúc

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lâm Quang Thành cho biết: “Có thể sẽ thay toàn bộ ban huấn luyện, sắp xếp lại nhân sựbộ môn và Liên đoàn Bóng bàn. Về VĐV, chúng ta sẽ chấp nhận loại những người thiếu đoàn kết, đấu đá nội bộ để xây dựng lực lượng VĐV trẻ, mới” - ông Thành nói.
Bộ môn và Liên đoàn Bóng bàn đã có báo cáo thừa nhận việc chậm trễ trong đăng ký thi đấu đã khiến đội tuyển bóng bàn không thể tham gia Giải Vô địch thế giới tại Pháp. Trong báo cáo với lãnh đạo tổng cục, bộ môn và Liên đoàn Bóng bàn cũng lấy lý do thiếu kinh phí và không có thành tích nên không tham dự giải này. Ông Lâm Quang Thành cho biết: “Nếu không tham dự thì phải báo cáo ngay từ đầu, chứ không được xin thành lập đội tuyển rồi lại giải tán, gây lãng phí”.

Để cập việc xử lý kỷ luật với cá nhân trưởng bộ môn và tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn, ông Thành cho biết: “Căn cứ trên báo cáo và những khuyết điểm cụ thể, chúng tôi sẽ có hình thức kỷ luật thích hợp”.  

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Kỷ lục: Tay vợt Việt tăng hơn 400 bậc trên BXH thế giới

Lần gần nhất Tiến Đạt có thứ hạng trong bảng xếp hạng là tháng 2.2013 với vị trí 818. Qua 1 năm, Tiến Đạt vừa trở lại trong bảng xếp hạng ITTF bằng vị trí 374. 

Nhờ tấm HCB SEA Games 27-2013, tay vợt của Quân Đội thăng liền 444 bậc – một kỷ lục chưa có từ trước tới nay của bóng bàn nước nhà. Hai tay vợt đàn anh là Trần Tuấn Quỳnh và Đinh Quang Linh dù không tham dự SEA Games 27 nhưng có thi đấu quốc tế nên lần lượt giữ các thứ hạng 297 và 333.

Kỷ lục: Tay vợt Việt tăng hơn 400 bậc trên BXH thế giới - 1
Tay vợt Lê Tiến Đạt tăng liền 444 bậc trên bảng xếp hạng ITTF.

Ở một diễn biến khác, năm mới 2014, Tổng cục TDTT đã phê duyệt kế hoạch thuê chuyên gia ngoại đối với bóng bàn Việt Nam. Thỏa thuận với 2 chuyên gia Li Jong Sik, Kim Song Hwan (CHDCND Triều Tiên) sẽ bắt đầu từ tháng 2.2014. Mỗi chuyên gia phụ trách một đội (nam, nữ) quốc gia.

Khi hợp đồng ký kết, mức lương dành cho chuyên gia là 2.600 USD/tháng (trong đó lương là 2.300 USD/tháng và 300 USD là tiền ăn cùng chi phí đi lại). 

Hiện tại, bóng bàn Việt Nam có đội ngũ ban huấn luyện nội gồm ông Nguyễn Đức Long - Trưởng bộ môn bóng bàn Tổng cục TDTT là HLV trưởng, phụ tá cho ông Long có HLV Lê Đức Thọ, Lê Huy, Nguyễn Văn Thuần.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Bóng bàn Việt Nam đạt chỉ tiêu huy chương tại SEA Games 27

Ở nội dung đồng đội nam, tay vợt trẻ Lê Tiến Đạt nhận nhiệm vụ tiên phong, mở màn cho cuộc đấu giữa Việt Nam với Singapore tại bán kết. Nhưng gặp tay vợt chủ lực đối phương Jian Zhan, tài năng 20 tuổi của bóng bàn Việt Nam đã không thể gây bất ngờ. Tiến Đạt thua với tỷ số 1-3.
bongba-9461-1387436885.jpg
Sang trận thứ hai, Dương Văn Nam thắng séc đầu 11-3, nhưng vẫn phải gác vợt với tỷ số 1-3 trước Li Hu, khi đối thủ Singapore này khai thác điểm yếu đỡ trái của tay vợt sinh năm 1988 để ghi điểm liên tiếp. Trận đánh đôi cũng không có bất ngờ nào xảy ra khi Văn Nam và Văn Ngọc nhanh chóng thua trắng 0-3 với các điểm số lần lượt là 5-11, 8-11 và 2-11 trước đôi của Singapore.
Kết quả này cũng đồng nghĩa với việc bóng bàn Việt Nam thua 0-3 chung cuộc trước Singapore ở trận bán kết, và nhận HC đồng nội dung đôi nam cùng Malaysia, đội để thua Thái Lan ở trận bán kết còn lại.
Tương tự, đội nữ Việt Nam cũng không thể vượt qua “bức tường” đẳng cấp quá chênh lệch của Singapore, đội từng vô địch thế giới ở nội dung đồng đội. Các tay vợt Việt Nam thua 0-3 trong trận bán kết, và giành HC đồng ở nội dung đồng đội nữ.
Dù thất bại, theo HLV Nguyễn Đức Long, những gì các tay vợt trẻ thể hiện vẫn rất đáng khích lệ: “Dễ thấy Singapore có vận động viên hay hơn hẳn chúng ta, cả nam, cả nữ. Nhưng các tay vợt trẻ có nhiều tiền bộ. Dù vắng toàn bộ các tay vợt đàn anh, những VĐV trẻ vẫn thi đấu tốt, giành huy chương.Vì thế, dù thua 0-3, chúng ta vẫn để lại ấn tượng tích cực”.
Ông Long cũng hài lòng khi nhờ hai chiếc HC đồng đồng đội sáng nay, bóng bàn Việt Nam đã đạt mục tiêu huy chương tại SEA Games 27. “Về chỉ tiêu, chúng ta đặt ra 2 HC đồng và đã đạt được. Đó là điều đáng hoan nghênh”.
Ngày mai, 20/12, bóng bàn Việt Nam sẽ bước vào tranh tài ở các nội dung đánh đơn.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Tuổi 20 và bài học cuộc đời

Bóng bàn là môn thể thao mà nội bộ chưa bao giờ yên ả dù giai đoạn nào môn này cũng có những cá nhân xuất sắc. Ở SEA Games 27-2013, một HCB cũng đã là thành tích vượt dự tính. Người làm nên kết quả này chính là cái tên từng bị chỉ trích vì gây ra vụ xì-căng-đan nội bộ đáng xấu hổ “gà nhà đá nhau” khi thi đấu quốc tế: Lê Tiến Đạt.
12 năm theo bóng bàn

Được gia đình đầu tư theo bóng bàn từ khá sớm, Tiến Đạt đã gặt hái thành tích đáng nể từ năm 12-13 tuổi và có một tiền đồ thênh thang ở đội tuyển. Chính việc cánh cửa đội tuyển rộng mở chào đón Đạt đã tạo ra nhiều dư luận không hay quanh VĐV này. Nhiều người cho rằng Đạt là “con ông cháu cha”, thậm chí là “vào đội tuyển bằng tiền”; tuy nhiên, chàng thanh niên còn quá trẻ thời điểm ấy thậm chí còn chưa ý thức được hết những phức tạp nội bộ của tuyển bóng bàn.

Tuổi 20 và bài học cuộc đời - 1
Tiến Đạt khẳng định sự tiến bộ bằng chức vô địch hạng chuyên nghiệp ở Giải Bóng bàn Hà Nội mở rộng2013 vừa kết thúc chiều 28-12 Ảnh: HẢI ANH

Nhớ lại vụ xô xát ở Lào với đồng đội Tô Đức Hoàng, Tiến Đạt kể: “Ở đội khi đó, tôi là em út, luôn nghĩ mình cần phải học hỏi các anh lớn hơn ở cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi có người nói tôi chạy tiền để lên tuyển, tôi đã không kìm nổi bức xúc”.

Đạt kể bị loại khỏi đội tuyển là một cú sốc nhưng đó lại là quãng thời gian Đạt học được rất nhiều để nâng cao cả chuyên môn lẫn bản lĩnh. Gia đình và đơn vị chủ quản của VĐV - đoàn Quân đội - đã âm thầm tự bỏ tiền để Đạt được đi tập huấn ở Trung Quốc và sự trở lại xuất sắc ở Giải Các tay vợt mạnh giữa tháng 8-2013 là lời khẳng định đầu tiên của Đạt. Anh ta đã cùng các tay vợt Quân đội giành 2 HCV. Đáng chú ý là giải đấu này Đạt đã đánh bại cả đàn anh Tuấn Quỳnh để rồi được gọi trở lại đội tuyển. Nhưng sự trở lại của Đạt cũng không hề dễ dàng bởi có rất nhiều ý kiến cho rằng Đạt đang bị kỷ luật, không xứng đáng được chọn đi SEA Games. Điều này đã dẫn đến hệ quả là bộ môn bóng bàn phải tổ chức giải đấu nội bộ để các VĐV chứng tỏ khả năng của mình.

Vượt bão sẽ trưởng thành

Ở tuổi 19-20, một VĐV lẽ ra sẽ được tập trung hoàn toàn sức lực và tinh thần để nâng cao chuyên môn, rèn luyện bản lĩnh thi đấu nhưng trong bối cảnh phức tạp của bóng bàn Việt Nam, Tiến Đạt còn được học và phải tự học rất nhiều cách ứng xử.

VĐV giành HCB SEA Games 2013 cho rằng: “Ai cũng cần có một môi trường tốt, lành mạnh để phát triển nhưng quan trọng nhất vẫn là sự vươn lên và ý chí của bản thân. Tôi đã học được bài học rằng vượt qua được một cơn bão là mình lại lớn lên, trưởng thành hơn một chút”.

Nhiều người cho rằng HCB SEA Games của Đạt vừa giành được là nhờ may mắn vì tay vợt trẻ của Việt Nam không phải gặp Jian Zhan ở bán kết. Đạt cũng thừa nhận điều này: “Nếu gặp Jian Zhan ở bán kết chắc chắn tôi chỉ có cơ hội giành HCĐ bởi đó là VĐV đang đứng hạng 30 thế giới, đẳng cấp vượt trội. Anh đã thắng tôi 4-0 ở trận chung kết”.