Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Bóng bàn Việt Nam gây bất ngờ ở SEA Games 27

Những chuyện lình xình quanh việc tuyển chọn lực lượng tưởng như sẽ khiến tuyển bóng bàn Việt Nam ‘chết chìm’ ở SEA Games, nhưng đội đã giành được tấm HC bạc vào ngày cuối.



Lê Tiến Đạt giành tấm HC Bạc quý giá cho bóng bàn Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng.

 Trước khi diễn ra 2 nội dung cá nhân, đoàn Singapore đã tuyên bố không chỉ giành HC vàng mà còn biến các trận chung kết thành cuộc đấu nội bộ của đảo quốc sư tử. Với dàn lực lượng nhập tịch từ Trung Quốc, bóng bàn Singapore ở đẳng cấp khác so với phần còn lại của Đông Nam Á. Vậy nhưng, tay vợt số một Việt Nam ở SEA Games lần này là Lê Tiến Đạt đã phá hỏng mục tiêu đó của người Singapore.

 Ở vòng bảng, Tiến Đạt nằm cùng bảng với Ficky (Indonesia), Thavisack (Lào) và Kyi Than (Myanmar). Nếu như hai trận đấu với các đối thủ Lào và Myanmar đều được giải quyết nhanh gọn với kết quả 3-0 thì trận đấu với Ficky diễn ra khá căng thẳng với tỷ số 3-2 nghiêng về Đạt. Đứng đầu bảng sau 3 trận toàn thắng, Đạt tiến vào bán kết gặp đối thủ trẻ Zheyu Clarence Chew (Singapore).

Tiến Đạt đánh giá nhánh bốc thăm này là may mắn của mình bởi đối thủ còn lại của Singapore là Jian Zhan (hạng 9 thế giới) có đẳng cấp vượt trội. Trong trận bán kết, Đạt khai thác tối đa điểm yếu kinh nghiệm của đối thủ để giành chiến thắng 4-2. Tay vợt đội bóng bàn Quân đội cho biết: “Giành quyền vào chung kết là thành công lớn nhất của tôi từ trước đến nay. Trước khi diễn ra SEA Games, tôi đặt mục tiêu giành HC đồng nhưng khi có thời cơ tôi cố gắng tận dụng để giành HC bạc”. Bước vào trận chung kết, Tiến Đạt có tâm lý khá thoải mái nhưng trước đối thủ nằm trong tốp đầu thế giới, anh không có cơ hội nào và để thua 0-4.

 Thành công ở SEA Games lần này là bàn đạp để Tiến Đạt tiến những bước vững chắc hơn ở các giải đấu khu vực trong tương lai. Thời điểm này một năm trước, Tiến Đạt ở trong những ngày tháng tồi tệ nhất khi bị loại khỏi đội tuyển quốc gia vì vụ đánh nhau ở Giải vô địch Đông Nam Á tại Lào. Tai tiếng từ vụ bê bối này khiến Tiến Đạt trở nên trầm tính và trưởng thành hơn hẳn. Thành tích của anh cũng được cải thiện hơn và được gọi trở lại tuyển quốc gia trước thềm SEA Games.

 Trong loạt 3 vòng đấu tuyển chọn đội hình dự SEA Games, hai đàn anh Quang Linh và Tuấn Quỳnh không tham dự, Tiến Đạt thể hiện khả năng đứng trong top 2 cùng Văn Ngọc để được xếp đánh đơn. Trong khi Văn Ngọc chỉ đứng thứ hai ở vòng bảng vì cùng nhóm với Jian Zhan thì Tiến Đạt đã tận dụng tốt thời cơ để giành chiến tích lớn đầu đời. Ở nội dung đơn nữ, Mai Hoàng Mỹ Trang cũng thi đấu khá thành công khi nhất bảng X trước khi thua sít sao 3-4 trước nhà vô địch Mengyu Yu (Singapore) ở bán kết. Tấm HC đồng đơn nữ giúp bóng bàn Việt Nam giành thành tích khá tốt ở SEA Games lần này với 1 HC bạc và 3 HCĐ. Đây là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh Singapore nhập khẩu toàn hảo thủ tốp đầu thế giới.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Hai VĐV bóng bàn đánh nhau bị loại khỏi đội tuyển

Ngày 19/10, Tổng cục TDTT đã kỷ luật loại hai tay vợt đánh nhau ở Lào khỏi đội tuyển quốc gia và thôi chức HLV trưởng của ông Lê Xuân Phong.

Những hình thức kỷ luật nặng đã được Tổng cục TDTT đưa ra sau một ngày làm việc căng thẳng giữa nội bộ đội tuyển bóng bàn quốc gia và cuộc họp giữa Bộ môn (thuộc Tổng cục TDTT) và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam.

Xung quanh vụ việc hai tuyển thủ Tô Đức Hoàng (VĐV của CLB bóng bàn Tập đoàn dầu khí quốc gia) và VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) gây lộn và đánh nhau ở giải vô địch Đông Nam Á tại Lào, ban huấn luyện cùng hai VĐV phải viết bản kiểm điểm và nghiêm túc nhìn nhận lại sự việc.

Tại cuộc họp với nội bộ đội tuyển cùng lãnh đạo Bộ môn và  đoàn bóng bàn Việt Nam, Tô Đức Hoàng và Lê Tiến Đạt đã thành khẩn nhận sai lầm. Các đồng đội cũng tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp với cả hai xung quanh hành vi thiếu kiểm soát và vi phạm kỷ luật khi thi đấu quốc tế.

Với tư cách là Trưởng đoàn kiêm HLV trưởng đội tuyển quốc gia dẫn đội tuyển dự giải vô địch Đông Nam Á, HLV Lê Xuân Phong cũng làm bản kiểm điểm, nhận trách nhiệm vì để xảy ra sự cố.

Căn cứ vào sự việc xảy ra, Bộ môn và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam thống nhất kỷ luật hai VĐV Tô Đức Hoàng, Lê Tiến Đạt và loại khỏi đội tuyển quốc gia. HLV Lê Xuân Phong cũng không còn đảm nhận vị trí HLV trưởng mà người thay thế sẽ là ông Nguyễn Đức Long.

Ông Phạm Đức Thành, Tổng thư ký Liên đoàn bóng bàn Việt Nam cho biết: "Buổi làm việc giữa đội tuyển cùng Bộ môn, Liên đoàn bóng bàn Việt Nam diễn ra theo đúng quy định và các cá nhân liên quan đã tự kiểm điểm sâu sắc, không né tránh, bao biện".

Sự việc đáng tiếc xảy ra khi đội tuyển bóng bàn quốc gia đang tham dự giải vô địch Đông Nam Á tại Lào từ ngày 9 đến 14/10. Theo tường trình của Tô Đức Hoàng, VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) có những lời lẽ trêu chọc và thậm chí là cả xúc phạm anh tại phòng ăn trong giờ nghỉ. Hai bên đã “đấu võ mồm”, chốt lại Tiến Đạt nói: “Anh câm mồm vào đi”. Không chịu nổi thái độ của đàn em, Tô Đức Hoàng hất nước vào mặt Tiến Đạt. Sau đó, Đạt xông vào đạp Hoàng từ phía sau. Còn Hoàng quay lại đá Đạt văng vào ghế chảy máu đầu và phải khâu 5 mũi.

Đây là chuyến du đấu có nhiều trắc trở của bóng bàn Việt Nam, khởi đầu bằng cuộc tranh cãi về nhân sự ngay trước khi lên đường khiến đội tuyển từ 4 VĐV phải mở rộng thành 6 VĐV - trong đó phía CLB tập đoàn Dầu khí quốc gia đã khiếu nại và so sánh trường hợp của Lê Tiến Đạt với Tô Đức Hoàng với lý lẽ VĐV của mình giỏi hơn. Sự không bằng lòng ngấm ngầm giữa hai tay vợt vì thế đã có sẵn trước khi lên đường.

Việt Nam vắng tay vợt chủ lực ở giải cây vợt vàng

Dù thiếu vài tay vợt chủ lực nhưng trong ngày khai mạc, tuyển bóng bàn nam Việt Nam toàn thắng cả ba trận, giành vé vào bán kết.

Đội tuyển nam Việt Nam gồm 8 tay vợt chia hai đội A và B, trong đó chỉ có hai tên tuổi lớn là Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh. Những tay vợt còn lại như Phan Huy Hoàng và Đào Duy Hoàng, Dương Văn Nam, Nguyễn Ngọc Tú, Phạm Thanh Sơn, Lê Tuấn Anh đều còn trẻ. Trong đó, Đào Duy Hoàng là người thay thế cho Đoàn Kiến Quốc đã giã từ tuyển quốc gia.

Tay vợt kỳ cựu Đoàn Kiến Quốc không thể góp mặt giải này, do CLB PetroVietnam không đủ VĐV tham dự. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do tuyển thủ Tô Đức Hoàng nhận án kỷ luật sau sự cố đánh nhau với đồng đội Tiến Đạt.

Trong ngày đầu tiên khai mạc, giải diễn ra nội dung đồng đội nam và đồng đội nữ. Đội nam Việt Nam A với sự có mặt của tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh và hai tay vợt trẻ Phan Huy Hoàng, Đào Duy Hoàng đã gây ấn tượng mạnh với 3 chiến thắng trong bảng đấu "tử thần".

Ở trận đầu tiên chạm trán với tuyển TP HCM, Đinh Quang Linh đã khiến Lê Đình Duy phải gác vợt với tỷ số 3-0. Sau đó, Đào Duy Hoàng có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục thắng 3-2 trước tay vợt tốt nhất của TP HCM Trần Huy Bảo sau khi bị dẫn 2-0. Ở ván thứ 3, tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh thắng dễ Nguyễn Hoàng Long với 3 set trắng.

Trận đấu thứ 2 tuyển Việt Nam A gặp Nhật Bản với nhiều tay vợt trẻ được coi là ẩn số của giải. Hưng phấn sau trận thắng đầu, các tay vợt Việt Nam A thi đấu như lên đồng và giải mã ẩn số Nhật Bản bằng chiến thắng 3-1.

Ở trận thứ 3 tối cùng ngày, gặp đối thủ khá khó chơi Hong Kong, các tay vợt Trần Tuấn Quỳnh, Đào Duy Hoàng, Đinh Quang Linh đã thể hiện phong độ ấn tượng khi tiếp tục giành chiến thắng 3-0 để nắm một vé vào bán kết. Đội chỉ còn trận gặp đội yếu Malaysia vào sáng 1/11.

Nội dung đồng đội nữ, các tay vợt trẻ của tuyển Việt Nam thua cả hai trận. Tuyển nữ TP HCM với các tuyển thủ quốc gia Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh đã khởi đầu bằng chiến thắng 3-1 trước Malaysia.

Ở trận thứ 2, gặp Nhật Bản mạnh hơn, nữ TP HCM không thể giành kết quả thuận lợi khi phải chịu gác vợt chung cuộc với tỷ số 1-3. Nhật Bản giành thắng lợi 3-2 trước Malaysia nên cuối cùng các cô gái TP HCM cũng vào bán kết với vị trí thứ nhì bảng A. Ngày 1/11, nữ TP HCM sẽ gặp Hàn Quốc ở bán kết.

Việt Nam gây ấn tượng ở giải cây vợt vàng

Dù thiếu vài tay vợt chủ lực nhưng trong ngày khai mạc, tuyển bóng bàn nam Việt Nam toàn thắng cả ba trận, giành vé vào bán kết.

Đội tuyển nam Việt Nam gồm 8 tay vợt chia hai đội A và B, trong đó chỉ có hai tên tuổi lớn là Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh. Những tay vợt còn lại như Phan Huy Hoàng và Đào Duy Hoàng, Dương Văn Nam, Nguyễn Ngọc Tú, Phạm Thanh Sơn, Lê Tuấn Anh đều còn trẻ. Trong đó, Đào Duy Hoàng là người thay thế cho Đoàn Kiến Quốc đã giã từ tuyển quốc gia.

Tay vợt kỳ cựu Đoàn Kiến Quốc không thể góp mặt giải này, do CLB PetroVietnam không đủ VĐV tham dự. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do tuyển thủ Tô Đức Hoàng nhận án kỷ luật sau sự cố đánh nhau với đồng đội Tiến Đạt.

Trong ngày đầu tiên khai mạc, giải diễn ra nội dung đồng đội nam và đồng đội nữ. Đội nam Việt Nam A với sự có mặt của tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh và hai tay vợt trẻ Phan Huy Hoàng, Đào Duy Hoàng đã gây ấn tượng mạnh với 3 chiến thắng trong bảng đấu "tử thần".

Ở trận đầu tiên chạm trán với tuyển TP HCM, Đinh Quang Linh đã khiến Lê Đình Duy phải gác vợt với tỷ số 3-0. Sau đó, Đào Duy Hoàng có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục thắng 3-2 trước tay vợt tốt nhất của TP HCM Trần Huy Bảo sau khi bị dẫn 2-0. Ở ván thứ 3, tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh thắng dễ Nguyễn Hoàng Long với 3 set trắng.

Trận đấu thứ 2 tuyển Việt Nam A gặp Nhật Bản với nhiều tay vợt trẻ được coi là ẩn số của giải. Hưng phấn sau trận thắng đầu, các tay vợt Việt Nam A thi đấu như lên đồng và giải mã ẩn số Nhật Bản bằng chiến thắng 3-1.

Ở trận thứ 3 tối cùng ngày, gặp đối thủ khá khó chơi Hong Kong, các tay vợt Trần Tuấn Quỳnh, Đào Duy Hoàng, Đinh Quang Linh đã thể hiện phong độ ấn tượng khi tiếp tục giành chiến thắng 3-0 để nắm một vé vào bán kết. Đội chỉ còn trận gặp đội yếu Malaysia vào sáng 1/11.

Nội dung đồng đội nữ, các tay vợt trẻ của tuyển Việt Nam thua cả hai trận. Tuyển nữ TP HCM với các tuyển thủ quốc gia Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh đã khởi đầu bằng chiến thắng 3-1 trước Malaysia.

Ở trận thứ 2, gặp Nhật Bản mạnh hơn, nữ TP HCM không thể giành kết quả thuận lợi khi phải chịu gác vợt chung cuộc với tỷ số 1-3. Nhật Bản giành thắng lợi 3-2 trước Malaysia nên cuối cùng các cô gái TP HCM cũng vào bán kết với vị trí thứ nhì bảng A. Ngày 1/11, nữ TP HCM sẽ gặp Hàn Quốc ở bán kết.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Cuộc tái ngộ của hai nhà vô địch SEA Games

Hai tay vợt từng ghi dấu ấn ở các kỳ SEA Games là Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh cùng nhà đương kim vô địch quốc gia Dương Văn Nam sẽ tham gia tranh tài ở Giải bóng bàn Cúp báo Hà Nội mới.

Các cuộc tranh tài giữa Tuấn Quỳnh và Quang Linh từ trước đến nay đều khá căng thẳng và quyết liệt. Tuấn Quỳnh từng vô địch đơn nam ở SEA Games 22 trên sân nhà, còn Quang Linh lại vô địch đôi nam SEA Games 25 khi đứng cặp cùng Kiến Quốc. Đây là hai tay vợt chủ lực của Hà Nội và Quân Đội, những đơn vị có phong trào bóng bàn phát triển nhất của cả nước.

Ở giải này, Đinh Quang Linh cùng tân vô địch quốc gia Dương Văn Nam và một tuyển thủ khác là Lê Tiến Đạt cùng đầu quân cho đội Nha khoa Bảo Đức. Trong khi đó, Tuấn Quỳnh vẫn thi đấu ở đội Hà Nội bên cạnh hai đồng đội Phan Huy Hoàng và Nguyễn Ngọc Tú. Nhiều khả năng hai đơn vị này sẽ thâu tóm các danh hiệu ở nội dung thi đấu chuyên nghiệp.

Giải đấu này mới tổ chức lần thứ hai nhưng đã phát triển với quy mô khá lớn khi quy tụ 300 tay vợt từ 60 đội tham dự. Xét về quy mô tổ chức và số tiền thưởng thì đây được coi là giải đấu bóng bàn lớn nhất miền Bắc. Một con số được so sánh là giải quốc tế Cây vợt vàng giàu truyền thống mới kết thúc ở TP HCM đã không thu hút được nhà mạnh thường quân nào thì giải đấu này quy tụ đến 14 nhà tài trợ cùng số tiền lên tới gần 700 triệu đồng. Giải sẽ diễn ra ở Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội) từ ngày 19/9 đến 22/9.

Cây vợt Trần Tuấn Quỳnh về nước

Theo kế hoạch, hôm nay Tuấn Quỳnh có mặt ở Việt Nam để làm thủ tục đi Hong Kong (Trung Quốc).

Ngay sau khi được phía bộ môn bóng bàn thông báo phải về nước ngay để còn kịp làm thủ tục nhập cảnh vào Hong Kong, từ Trung Quốc trong chuyến tập huấn cùng CLB Hà Nội T&T, Tuấn Quỳnh sẽ trở về.

Như vậy, Tuấn Quỳnh không trốn tuyển như một số thông tin ban đầu. Đằng sau vụ việc này, có một số điều khó hiểu. Phía Hà Nội T&T giải thích, rằng Trần Tuấn Quỳnh không tự ý rời đội tuyển bóng bàn quốc gia. Trước đó, ngày 9/3, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội đã có quyết định trả Trần Tuấn Quỳnh về địa phương để tham gia tập huấn tại Trung Quốc cùng CLB Hà Nội T&T theo hai giai đoạn từ ngày 15/3 đến 14/4 và từ 24/4 đến 20/5.

Vì thế chuyện Tuấn Quỳnh đi tập huấn tại Trung Quốc cùng CLB Hà Nội T&T là theo quyết định của Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội chứ không phải là tự ý, vô tổ chức.

Tuy nhiên, vụ việc đã chuyển sang hướng khác khi phía bộ môn đồng ý với công văn xin rút của Hà Nội T&T, nhưng CLB này tiếp tục có thêm công văn nữa, xin cho Tuấn Quỳnh không tham dự giải vòng loại châu Á tại Hong Kong.

Tất nhiên phía bộ môn bóng bàn đã không đồng ý với công văn này và yêu cầu Tuấn Quỳnh phải về nước trước ngày 10/4. Trưởng bộ môn bóng bàn Nguyễn Đức Long cho biết, Tuấn Quỳnh tập trung cùng đội từ đầu năm và đang là VĐV chủ lực. Bộ môn đồng ý cho Tuấn Quỳnh tập huấn tại Trung Quốc cùng đội bởi đây cũng là điều kiện để Quỳnh nâng cao trình độ. Tuy nhiên như đúng công văn ban đầu, Quỳnh sẽ phải về nước để sang Hong Kong tham dự vòng loại Olympic châu Á - cơ hội cuối cùng để có vé đi London.

Có lẽ khó trách được Tuấn Quỳnh bởi chính Hà Nội T&T đã có ý muốn giữ cây vợt này ở lại để tham dự giải vô địch quốc gia. Nếu Tuấn Quỳnh về nước kịp, nhiều khả năng anh sẽ không bị nhận án phạt từ Tổng cục TDTT.

Cây vợt Trần Tuấn Quỳnh không bị kỷ luật

Với việc về đúng hẹn, VĐV bóng bàn số một Việt Nam không phải nhận án phạt nào từ Tổng cục TDTT.

Chiều 10/4, cây vợt Trần Tuấn Quỳnh đã trở về Việt Nam đúng hẹn để kịp làm thủ tục nhập cảnh vào Hong Kong (Trung Quốc) chuẩn bị cho giải vòng loại Olympic khu vực châu Á. Trước đó, Trưởng bộ môn bóng bàn Nguyễn Đức Long cho biết, nếu Tuấn Quỳnh không về kịp, chắc chắn sẽ bị kỷ luật bởi bộ môn đã báo cáo vụ việc lên Tổng cục TDTT.

Trước sự lên tiếng của báo chí, Tuấn Quỳnh đã tức tốc về nước để kịp làm thủ tục nhập cảnh. Việc Tuấn Quỳnh về nước đúng ngày cũng đã giúp cho VĐV này thoát khỏi một án phạt từ Tổng cục TDTT. Tuy nhiên, phía bộ môn bóng bàn và ban huấn luyện đội tuyển cũng yêu cầu Tuấn Quỳnh rút kinh nghiệm.

Ngay sau khi về nước, Tuấn Quỳnh kịp làm thủ tục nhập cảnh vào Hong Kong và cũng đã bước vào tập luyện cùng các đồng đội tại Nhổn. Trước nhiều thông tin từ báo chí, Tuấn Quỳnh một lần nữa khẳng định mình không bao giờ trốn tuyển mà chỉ đi tập huấn rồi về trước ngày giải diễn ra. Tuy nhiên do thủ tục nhập cảnh vào Hong Kong rất phức tạp nên sau khi được thông báo, Quỳnh đã về ngay. Phía CLB Hà Nội T&T cũng không hề chống lệnh khi giữ Tuấn Quỳnh ở lại tập huấn chuẩn bị cho giải vô địch quốc gia sắp tới.

Như vậy, vụ việc lùm xùm thời gian qua liên quan đến cây vợt số một Việt Nam Trần Tuấn Quỳnh đã khép lại. Đằng sau vụ việc này, nhiều người cho rằng khâu quản lý VĐV, ý thức chuyên nghiệp của CLB và các tuyển thủ phải được đặt lên trên hết, tránh tình trạng tương tự diễn ra.

Bóng bàn Việt Nam sẽ vẫn sang Hong Kong với 4 tay vợt Tuấn Quỳnh, Quang Linh (nam), Mỹ Trang, Việt Linh (nữ). Đây là cơ hội cuối cùng để bóng bàn Việt Nam giành chuẩn tham dự Thế vận hội, nhưng hy vọng gần như không có bởi trình độ của các cây vợt Việt Nam được đánh giá là thua kém khá nhiều so với đối thủ. Trước đó, phía Liên đoàn bóng bàn thế giới cũng thông báo, bóng bàn Việt Nam không có suất mời tại Thế vận hội năm nay.

Cây vợt Vũ Mạnh Cường vẫn 'cày ải' ở tuổi 42

Nhiều người thấy choáng khi lão tướng Mạnh Cường vẫn xuất hiện tại giải vô địch quốc gia năm nay.

Vũ Mạnh Cường chẳng xa lạ gì với làng bóng bàn Việt Nam khi anh là người giúp bóng bàn Việt Nam hai lần vô địch SEA Games, từng là tay vợt số một quốc gia nhiều năm liền. Sau một thời gian ngắn gác vợt trên tất cả sân đấu đỉnh cao để tập trung vào công tác huấn luyện tại CLB bóng bàn Hà Nội T&T, hai năm trước việc Mạnh Cường bất ngờ trở lại thi đấu ở tuổi 40 khiến không ít người bị “sốc”.

Tưởng chừng năm đó Mạnh Cường trở lại chỉ vì “ngứa nghề” nhưng một năm sau tại giải vô địch quốc gia 2011 được tổ chức tại quê nhà Hải Dương, Mạnh Cường lại “tái xuất giang hồ” trong vai trò một HLV kiêm VĐV. Mạnh Cường bảo, ảnh trở lại là để lấy nguồn cảm hứng cho các học trò, muốn họ nhìn mình như một tấm gương phấn đấu. Không có tuổi già, chỉ có ý chí phấn đấu kiên cường của VĐV mà thôi.

Những tường sau hai năm “tạo cảm hứng” cho các học trò, Mạnh Cường sẽ lui về tập trung cho công tác huấn luyện. Ấy vậy mà giải năm nay, Mạnh Cường lại đăng ký tham dự, mà tham dự ở nội dung đôi nam nữ hẳn hoi chứ không phải nội dung đơn nam, đôi nam như trước. Ở tuổi 42, Mạnh Cường phát “phì” nhiều hơn với những năm trước, anh cũng già đi và nếu ai chưa từng biết đến anh, đều cảm thấy “sốc” thật sự.

Thực ra, chuyện một tay vợt đã bước sang tuổi “băm” vẫn còn “máu” thi đấu không phải là chuyện bây giờ mới kể. Trước đây, một cây vợt Hải Dương nổi tiếng khác, nay là Trưởng bộ môn bóng bàn Tổng cục TDTT Nguyễn Đức Long cũng từng “tái xuất giang hồ” ở tuổi 40, rồi thi đấu chung với cả… con gái mình.

Thế nhưng, cứ mỗi lần có một “hiện tượng” như vậy xảy ra, người hâm mộ cũng chẳng biết nên buồn hay vui. Với Mạnh Cường, người hâm mộ vui vì lại được chiêm ngưỡng những quả giật bóng đã trở thành “thương hiệu” của anh, thậm chí ngay cả những động tác thổi bóng cách đây hơn chục năm về trước, vẫn được tái hiện. Các “hậu bối” có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm từ “đàn anh” của mình, nên ai cũng cảm thấy thú vị khi được xem Mạnh Cường thi thố.

Thế nhưng, nhìn sâu xa hơn, chỉ cần một cú “trở lại” khá ngoạn mục của Vũ Mạnh Cường thì cái khoảng trống mênh mông về trình độ lẫn lực lượng của bóng bàn Việt Nam đã lộ ra hoàn toàn. Và nếu như tại giải vô địch quốc gia lần này, sau một thời gian dài gác vợt, Mạnh Cường lại làm được một “cái gì đó” ở cái tuổi 42 của mình, thì chẳng biết nói gì nữa với bóng bàn Việt Nam.

Hai tuyển thủ bóng bàn Việt Nam đánh nhau đổ máu

Hai tay vợt Tô Đức Hoàng và Lê Tiến Đạt 'quyết chiến' tại Lào khi đang cùng đội tuyển bóng bàn dự giải vô địch Đông Nam Á.

Giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á vừa kết thúc tại Lào với thành tích 2 HC bạc, 6 HC đồng dành cho các tay vợt Việt. Đây được xem là giải đấu thất bại của đội tuyển bóng bàn Việt Nam sau nhiều năm liên tiếp có HC vàng. Thất vọng hơn cả là đội tuyển nam đã để thua Indonesia - đối thủ thường được coi là dưới cơ Việt Nam.

Tuy nhiên, scandal lớn nhất của chuyến du đấu này không phải chuyện mất vàng hay thua đau, mà là chuyện hai tuyển thủ quốc gia xô xát, đánh nhau đến đổ máu ngay trên đất bạn trong quá trình tham dự giải. Ngay sau khi về nước, HLV trưởng Lê Xuân Phong đã xác nhận chuyện này là đúng.


Theo tường trình của Tô Đức Hoàng (VĐV của CLB bóng bàn Tập đoàn dầu khí quốc gia), nguyên nhân là VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) có những lời lẽ trêu chọc và thậm chí là cả xúc phạm với mình tại phòng ăn trong giờ nghỉ. Hai bên đã rất căng thẳng, lời qua tiếng lại. Để “chốt” lại vụ “đấu võ mồm”, Tiến Đạt nói: “Anh câm mồm vào đi”. Không chịu nổi thái độ của đàn em, Tô Đức Hoàng hất nước vào mặt Tiến Đạt. Sau đó, Đạt xông vào đạp Hoàng từ phía sau. Còn Hoàng quay lại đá Đạt văng vào ghế chảy máu.

Sự việc dừng lại ở đây sau khi đồng đội nhảy vào can ngăn kịp thời. Tuy nhiên, đây cũng là hành vi hiếm khi xảy ra ở các đội tuyển quốc gia, đặc biệt là trong những chuyến du đấu quốc tế, khiến những người có trách nhiệm phải giật mình về tư cách đạo đức của các tuyển thủ trẻ.

Sau khi đội về nước, CLB bóng bàn Tập đoàn dầu khí quốc gia đã yêu cầu Tô Đức Hoàng viết bản tường trình và làm đơn xin lỗi gửi Tổng cục TDTT, Bộ môn bóng bàn, Ban huấn luyện đội tuyển cùng người hâm mộ thể thao.

Về phía ban huấn luyện đội tuyển bóng bàn nam, HLV Lê Xuân Phong khẳng định sẽ xử lý nghiêm vụ việc. Ngày 19/10 đội tuyển bóng bàn sẽ tập trung trở lại và án phạt có thể sẽ được đưa ra.

Đây là chuyến du đấu không suôn sẻ từ trước giờ lên đường đối với đội tuyển bóng bàn quốc gia. Trước ngày lên đường, đã xảy ra một vụ bất đồng về nhân sự khi CLB Tập đoàn dầu khí quốc gia phản ứng vì VĐV của mình là Tô Đức Hoàng (21 tuổi) không được gọi vào đội tuyển dù lọt vào tứ kết giải vô địch quốc gia 2012. Trong khi đó, Lê Tiến Đạt (19 tuổi) của Quân đội lại sớm có tên trong danh sách dù thành tích không bằng. Sau nhiều cuộc họp, Tô Đức Hoàng đã được bổ sung vào đội tuyển quốc gia.

Hai VĐV bóng bàn đánh nhau bị loại khỏi đội tuyển

Ngày 19/10, Tổng cục TDTT đã kỷ luật loại hai tay vợt đánh nhau ở Lào khỏi đội tuyển quốc gia và thôi chức HLV trưởng của ông Lê Xuân Phong.

Những hình thức kỷ luật nặng đã được Tổng cục TDTT đưa ra sau một ngày làm việc căng thẳng giữa nội bộ đội tuyển bóng bàn quốc gia và cuộc họp giữa Bộ môn (thuộc Tổng cục TDTT) và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam.

Xung quanh vụ việc hai tuyển thủ Tô Đức Hoàng (VĐV của CLB bóng bàn Tập đoàn dầu khí quốc gia) và VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) gây lộn và đánh nhau ở giải vô địch Đông Nam Á tại Lào, ban huấn luyện cùng hai VĐV phải viết bản kiểm điểm và nghiêm túc nhìn nhận lại sự việc.

Tại cuộc họp với nội bộ đội tuyển cùng lãnh đạo Bộ môn và  đoàn bóng bàn Việt Nam, Tô Đức Hoàng và Lê Tiến Đạt đã thành khẩn nhận sai lầm. Các đồng đội cũng tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp với cả hai xung quanh hành vi thiếu kiểm soát và vi phạm kỷ luật khi thi đấu quốc tế.

Với tư cách là Trưởng đoàn kiêm HLV trưởng đội tuyển quốc gia dẫn đội tuyển dự giải vô địch Đông Nam Á, HLV Lê Xuân Phong cũng làm bản kiểm điểm, nhận trách nhiệm vì để xảy ra sự cố.

Căn cứ vào sự việc xảy ra, Bộ môn và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam thống nhất kỷ luật hai VĐV Tô Đức Hoàng, Lê Tiến Đạt và loại khỏi đội tuyển quốc gia. HLV Lê Xuân Phong cũng không còn đảm nhận vị trí HLV trưởng mà người thay thế sẽ là ông Nguyễn Đức Long.

Ông Phạm Đức Thành, Tổng thư ký Liên đoàn bóng bàn Việt Nam cho biết: "Buổi làm việc giữa đội tuyển cùng Bộ môn, Liên đoàn bóng bàn Việt Nam diễn ra theo đúng quy định và các cá nhân liên quan đã tự kiểm điểm sâu sắc, không né tránh, bao biện".

Sự việc đáng tiếc xảy ra khi đội tuyển bóng bàn quốc gia đang tham dự giải vô địch Đông Nam Á tại Lào từ ngày 9 đến 14/10. Theo tường trình của Tô Đức Hoàng, VĐV Lê Tiến Đạt (CLB Quân đội) có những lời lẽ trêu chọc và thậm chí là cả xúc phạm anh tại phòng ăn trong giờ nghỉ. Hai bên đã “đấu võ mồm”, chốt lại Tiến Đạt nói: “Anh câm mồm vào đi”. Không chịu nổi thái độ của đàn em, Tô Đức Hoàng hất nước vào mặt Tiến Đạt. Sau đó, Đạt xông vào đạp Hoàng từ phía sau. Còn Hoàng quay lại đá Đạt văng vào ghế chảy máu đầu và phải khâu 5 mũi.

Đây là chuyến du đấu có nhiều trắc trở của bóng bàn Việt Nam, khởi đầu bằng cuộc tranh cãi về nhân sự ngay trước khi lên đường khiến đội tuyển từ 4 VĐV phải mở rộng thành 6 VĐV - trong đó phía CLB tập đoàn Dầu khí quốc gia đã khiếu nại và so sánh trường hợp của Lê Tiến Đạt với Tô Đức Hoàng với lý lẽ VĐV của mình giỏi hơn. Sự không bằng lòng ngấm ngầm giữa hai tay vợt vì thế đã có sẵn trước khi lên đường.

Việt Nam vắng tay vợt chủ lực ở giải cây vợt vàng

Giải bóng bàn cây vợt vàng quốc tế sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP HCM) từ ngày 31/10 đến 3/11.

Giải năm nay quy tụ 62 tay vợt mạnh đến đến từ các địa phương, quốc gia và vùng lãnh thổ như: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, tuyển Việt Nam và tuyển TP HCM. Các tay vợt sẽ tranh tài ở 4 nội dung: đơn (nam và nữ), đồng đội (nam và nữ).

Đây là giải truyền thống đã được hình thành và phát triển lâu đời nhất tại Việt Nam. Là một giải quốc tế có uy tín, chất lượng chuyên môn cao được Liên đoàn Bóng bàn quốc tế (ITTF) công nhận là một giải nằm trong hệ thống thi đấu chính thức, tính điểm xếp hạng.


Giải năm nay quy tụ được nhiều tay vợt quốc tế xuất sắc tham gia, trong đó có Nanthana Kumwong (Thái Lan), người vừa đoạt ngôi vô địch đơn nữ Đông Nam Á 2012 là tay vợt có thứ hạng 84 trong bảng xếp hạng của Liên đoàn bóng bàn thế giới. Còn lại các đội tuyển khác đều đưa đến thành phần gồm nhiều tay vợt trẻ tham dự, trong đó đáng chú ý là trong đội hình của Singapore có đến ba tay vợt vừa được “nhập khẩu” từ Trung Quốc.

Chủ nhà Việt Nam không có lực lượng mạnh nhất. Sự cố đánh nhau mất mặt ở Lào khi dự giải giải bóng bàn vô địch Đông Nam Á mới đây khiến 2 tay vợt nam Tô Đức Hoàng, Lê Tiến Đạt cùng HLV trưởng Lê Xuân Phong bị loại khỏi tuyển quốc gia. Tay vợt Đoàn Kiến Quốc lớn tuổi cũng không dự. Do đó, ở tuyển nam chỉ còn 2 tay vợt chủ lực Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh. Đội nữ quốc gia gồm Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh sẽ về đánh cho tuyển TP HCM.

Tổng tiền thưởng là 184 triệu đồng, trong đó mỗi chức vô địch đơn trị giá 20 triệu đồng và vô địch đồng đội trị giá 16 triệu đồng. Giải sẽ mở cửa tự do cho khán giả đến dự khán các trận đấu.

Việt Nam gây ấn tượng ở giải cây vợt vàng

Dù thiếu vài tay vợt chủ lực nhưng trong ngày khai mạc, tuyển bóng bàn nam Việt Nam toàn thắng cả ba trận, giành vé vào bán kết.

Đội tuyển nam Việt Nam gồm 8 tay vợt chia hai đội A và B, trong đó chỉ có hai tên tuổi lớn là Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh. Những tay vợt còn lại như Phan Huy Hoàng và Đào Duy Hoàng, Dương Văn Nam, Nguyễn Ngọc Tú, Phạm Thanh Sơn, Lê Tuấn Anh đều còn trẻ. Trong đó, Đào Duy Hoàng là người thay thế cho Đoàn Kiến Quốc đã giã từ tuyển quốc gia.

Tay vợt kỳ cựu Đoàn Kiến Quốc không thể góp mặt giải này, do CLB PetroVietnam không đủ VĐV tham dự. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do tuyển thủ Tô Đức Hoàng nhận án kỷ luật sau sự cố đánh nhau với đồng đội Tiến Đạt.

Trong ngày đầu tiên khai mạc, giải diễn ra nội dung đồng đội nam và đồng đội nữ. Đội nam Việt Nam A với sự có mặt của tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh và hai tay vợt trẻ Phan Huy Hoàng, Đào Duy Hoàng đã gây ấn tượng mạnh với 3 chiến thắng trong bảng đấu "tử thần".

Ở trận đầu tiên chạm trán với tuyển TP HCM, Đinh Quang Linh đã khiến Lê Đình Duy phải gác vợt với tỷ số 3-0. Sau đó, Đào Duy Hoàng có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục thắng 3-2 trước tay vợt tốt nhất của TP HCM Trần Huy Bảo sau khi bị dẫn 2-0. Ở ván thứ 3, tay vợt kỳ cựu Trần Tuấn Quỳnh thắng dễ Nguyễn Hoàng Long với 3 set trắng.

Trận đấu thứ 2 tuyển Việt Nam A gặp Nhật Bản với nhiều tay vợt trẻ được coi là ẩn số của giải. Hưng phấn sau trận thắng đầu, các tay vợt Việt Nam A thi đấu như lên đồng và giải mã ẩn số Nhật Bản bằng chiến thắng 3-1.

Ở trận thứ 3 tối cùng ngày, gặp đối thủ khá khó chơi Hong Kong, các tay vợt Trần Tuấn Quỳnh, Đào Duy Hoàng, Đinh Quang Linh đã thể hiện phong độ ấn tượng khi tiếp tục giành chiến thắng 3-0 để nắm một vé vào bán kết. Đội chỉ còn trận gặp đội yếu Malaysia vào sáng 1/11.

Nội dung đồng đội nữ, các tay vợt trẻ của tuyển Việt Nam thua cả hai trận. Tuyển nữ TP HCM với các tuyển thủ quốc gia Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh đã khởi đầu bằng chiến thắng 3-1 trước Malaysia.

Ở trận thứ 2, gặp Nhật Bản mạnh hơn, nữ TP HCM không thể giành kết quả thuận lợi khi phải chịu gác vợt chung cuộc với tỷ số 1-3. Nhật Bản giành thắng lợi 3-2 trước Malaysia nên cuối cùng các cô gái TP HCM cũng vào bán kết với vị trí thứ nhì bảng A. Ngày 1/11, nữ TP HCM sẽ gặp Hàn Quốc ở bán kết.

Sao Pháp tái hiện cú bỏ bóng sau lưng huyền thoại

Tại giải bóng bàn Kuwait mở rộng 2013, tay vợt 20 tuổi người Pháp Quentin Robinot đã tái hiện kỹ thuật vòng tay sau lưng bạt bóng tuyệt đẹp.

Tại giải bóng bàn Kuwait mở rộng thuộc hệ thống thi đấu chính thức của ITTF (Liên đoàn bóng bàn quốc tế), ngôi sao 20 tuổi người pháp đã có một cú vòng tay sau lưng bỏ bóng xuất thần khiến đối thủ bị bất ngờ mà trở tay không kịp. Pha bóng này lập tức trở thành tâm điểm sự chú ý của truyền thông bởi đây là một tuyệt kỹ có tên 'back-shot' thiên về biểu diễn trong bóng bàn, khiến người hâm mộ vô cùng thích thú khi thưởng thức.

Tuyệt kỹ này không dễ thực hiện bởi những pha tấn công trong bóng bàn thường diễn ra chớp nhoáng với tốc độ bóng bay rất cao. Những cú vòng tay đánh bóng sau lưng vì thế thường xảy ra ngẫu hứng, với sự thực hiện nhuần nhuyễn của các tay vợt. Nó là vũ khí phản công hiệu quả khi một tay vợt đã di chuyển sai vị trí và phá vỡ lợi thế gài bóng của đối phương.

Pha bỏ bóng sau lưng của Quentin Robinot trước đối thủ người Belarus Kiryl Barabanov lập tức được bình chọn là pha bóng đẹp nhất làng bóng bàn kể từ đầu năm 2013.

Đoàn Kiến Quốc đầu quân cho quê nhà

Cựu tay vợt số một bóng bàn Việt Nam Đoàn đã quyết định  trở về đầu quân cho Khánh Hòa sau 3 năm thi đấu cho CLB bóng bàn Petro Việt Nam.


Từ tháng 11/2012, Đoàn Kiến Quốc rơi vào cảnh thất nghiệp. Anh đã dành nhiều tâm huyết để lấy bằng Đại học TDTT tại TP HCM để trở thành một HLV bóng bàn. Bởi sau khi hết hợp đồng 3 năm, Petro Việt Nam mời Kiến Quốc gắn bó với CLB trong vai trò VĐV lẫn HLV. Tuy nhiên, sau nhiều lần đắn đo, Kiến Quốc quyết định không tiếp tục tái ký hợp đồng.

Nguyên nhân chính khiến Kiến Quốc “hồi hương” là muốn có nhiều thời gian gần gũi với gia đình tại Nha Trang. Một lý do khác mà Kiến Quốc cho biết, là mong muốn góp một phần sức mình giúp bóng bàn Khánh Hòa vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

Năm nay đã 33, dù đã bước sang bên kia của sự nghiệp và đã giã từ  tuyển quốc gia, tuy nhiên, tại đấu trường trong nước, Kiến Quốc vẫn  được đánh gia cao nhờ kinh nghiệm và bản lĩnh thi đấu của  tay vợt  từng là số một Việt Nam.

Trước mắt vàp tháng 4 tới, với vai trò “đầu tàu”,  Kiến Quốc sẽ cũng Khành Hòa thi đấu tại Giải  bóng bàn vô địch quốc gia tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Liên đoàn bóng bàn Hà Nội ra mắt

Ngày 23/3, Đại hội Liên đoàn bóng bàn Hà Nội lần thứ Nhất nhiệm kỳ 2013-2017 được tổ chức.



Ngày 7/2, UBND TP Hà Nội ra quyết định cho phép thành lập Liên đoàn bóng bàn Hà Nội. Liên đoàn bóng bàn Hà Nội ra đời là một tổ chức xã hội nghề nghiệp giúp cơ quan quản lý nhà nước thống nhất các đầu mối quản lý bóng bàn đỉnh cao, phong trào, qua đó thúc đẩy bóng bàn thủ đô phát triển.

Đây là Liên đoàn thể thao thứ 9 của Hà Nội (sau  bóng đá, điền kinh, quần vợt, taekwondo, golf, cầu lông, võ cổ truyền, xe đạp) và cũng là Liên đoàn bóng bàn địa phương thứ 15 trên cả nước.

Đại hội Liên đoàn bóng bàn Hà Nội bầu ra Ban chấp hành gồm 23 người. Ban chấp hành bầu tiếp Ban thường vụ gồm 13 người  và các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký. Nhà báo Tô Quang Phán được bầu làm Chủ tịch. Tổng Thư ký là ông Bùi Huy Quang - Trưởng phòng thể thao thành tích cao (Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Hà Nội).

Sau khi ra mắt, Liên đoàn bóng bàn Hà Nội đã ký “Thỏa thuận tài trợ cho Giải bóng bàn báo Hà Nội Mới lần thứ hai)” với Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm Long và công ty TNHH thương mại - dịch vụ Tuấn Thanh.

Vẻ đẹp quyến rũ của nữ hoàng bóng bàn xứ Hàn

Đánh bại đồng hương Wang Hao ở chung kết đơn nam đêm 20/5 tại Paris, Zhang Jike lập kỷ lục 3 lần liên tiếp vô địch thế giới.

Sau khi giành chức vô địch Olympic năm ngoái, VĐV bóng bàn Zhang Jike, đã hoàn tất hat-trick danh hiệu bằng một chức vô địch thế giới nữa.

Ở giải vô địch thế giới vừa diễn ra tại Bercy, Paris, Pháp, Zhang đã đánh bại người đồng hương Trung Quốc là Wang Hao 4-2 trong trận chung kết với các tỷ số 11-7 11-8 6-11 14-12 5-11 11-7. Năm 2011, anh cũng từng thắng Wang ở giải vô địch thế giới và năm 2012 là chung kết Olympic London.

"Đúng là một trận đấu khó khăn," Zhang cho biết sau trận đấu. "Tôi đã giành được mọi danh hiệu lớn và tôi muốn lặp lại điều đó một lần nữa."

Mục tiêu sắp tới của Zhang sẽ là Olympic Rio 2016. Dù sao thì bóng bàn Trung Quốc hiện cũng không có đối thủ. Chức vô địch mà Zhang giành được ở Paris vừa qua là lần thứ 5 liên tiếp danh hiệu đánh đơn thuộc về một cây vợt Trung Quốc, tính từ Werner Schlager của Áo vào năm 2003. Ngoài Zhang thì năm 2009, danh hiệu này từng một lần thuộc về Wang Hao vào năm 2009.

Trước đó, cây vợt Li Xiaoxia, nhà vô địch đơn nữ thế giới và Olympic, đã giành danh hiệu đánh đôi cùng Guo Ye. Đây là lần thứ 3 liên tiếp họ vô địch thế giới.

Tuy nhiên, giải năm nay cũng không hoàn toàn thuộc về các cây vợt Trung Quốc sau khi Kim Hyok Bong và Kim Jong của CHDCND Triều Tiên giành danh hiệu đôi nam nữ. Nên nhớ là lần gần đây nhất Trung Quốc không thể thâu tóm các danh hiệu thế giới là năm 2003 khi Schlager vô địch đánh đơn. Nếu tính ở Olympic, Ryu Seung Min của Hàn Quốc từng chiến thắng ở Olympic 2004.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Đau đáu tìm nhân tài

Bóng bàn Việt Nam đang khánh kiệt nhân tài, sau thời của những Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh, Mai Hoàng Mỹ Trang… Đấy là lý do, các tay vợt kỳ cựu dù đã bước qua thời đỉnh cao vẫn phải gánh vác trọng trách ở các sân chơi quốc tế, khi những thế hệ sau họ không tạo được chút dấu ấn gì về chuyên môn.

Tay vợt Trần Huy Bảo từng được xem là thần đồng của bóng bàn Việt Nam. Ảnh: HOÀNG MINH
Nếu cho rằng phong trào chơi bóng bàn ở Việt Nam giảm sút thì không hẳn, bởi vì ngày càng có nhiều giải đấu từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp được tổ chức, thu hút hàng trăm tay vợt tham dự. Đơn cử, ở giải bóng bàn thiếu niên, nhi đồng và trẻ toàn quốc thường niên luôn có đến hoặc hơn 400 tay vợt các lứa tuổi cùng tranh tài.

Sắp tới ở Sơn La diễn ra giải toàn quốc và con số đăng ký cũng đã ngót nghét 400 VĐV. Một giải đấu trẻ nhưng có số lượng VĐV góp mặt đông đảo như vậy thì không thể cho rằng bóng bàn Việt Nam quá thiếu thốn nguồn nhân lực kế cận. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, dù số lượng VĐV dự một giải đấu toàn quốc rất đông, song thi đấu nổi bật, xứng đáng được xếp vào diện “thần đồng” hoặc có tài năng xuất chúng giống như thế hệ những Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Lê Huy, Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh, Trần Huy Bảo, Nguyễn Mai Thy, Trần Lê Phương Linh, Mai Xuân Hằng, Mai Hoàng Mỹ Trang… thì quá hẻo.

Những nhà làm chuyên môn bóng bàn Việt Nam than thở rằng, những tay vợt có “chất” quái, lối đánh khó chịu và đủ sức tranh đoạt thành tích ở đấu trường quốc tế gần như không kiếm nổi, dù các địa phương, ngành theo đuổi xây dựng phong trào bóng bàn vẫn đầu tư nhiệt tình. Cách lý giải dễ nhận thấy nhất chính là vì gia đình VĐV chỉ cho con em chơi nghiệp dư, đến một thời điểm nhất định sẽ chuyển hướng, đầu tư cho theo đuổi ngành nghề khác để mưu sinh, thay vì lông bông với nghiệp bóng bàn chế độ thấp và đầy những bất trắc.

Trước đây, tìm được những tay vợt kiệt xuất như Đoàn Kiến Quốc, tâm huyết và có tài thực sự không dễ. Tay vợt gốc Khánh Hòa còn theo đuổi đến cùng sự nghiệp và nhiều lần làm rạng danh bóng bàn Việt Nam ở SEA Games, Olympic. Nhưng bóng bàn Việt Nam cũng tiếc nuối khi không giữ chân được “thần đồng” Trần Huy Bảo của TPHCM. Nhiều nhà chuyên môn, trong đó có ông Nguyễn Trọng Trúc, Tổng thư ký LĐBB TPHCM - từng phấn khởi vì bóng bàn Việt Nam xuất hiện một tay vợt tài năng như thế, nên việc Huy Bảo được đưa vào chương trình thế hệ vàng bóng bàn TPHCM là điều dễ hiểu. Nhưng rồi bản thân Huy Bảo cũng như gia đình quyết định chuyển hướng, dồn sức cho Huy Bảo theo đuổi con đường học vấn để mai này trở thành một kỹ sư, bác sĩ, thay vì chạy theo viễn cảnh mịt mờ của bóng bàn.

Sau Huy Bảo, hiện tại bóng bàn Việt Nam chưa tìm ra được tay vợt nào sở hữu tài năng đặc biệt kiểu như thế. Dần dà, giới chức bóng bàn nước nhà cũng quen với cảnh đìu hiu, ngày càng khánh kiệt nhân tài. Đấy là lý do cứ mỗi lần giải đấu dành cho các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng và trẻ toàn quốc khởi tranh những người làm chuyên môn lại đau đáu chờ mong tìm cho được một gương mặt xuất chúng nào đó để đầu tư hoặc gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng…

Lật đổ tượng đài bằng quả giao bóng hiểm

Tại giải vô địch bóng bàn toàn quốc vừa rồi, ngoài sự trỗi dậy của các tay vợt trẻ còn phải kể đến việc tay vợt 25 tuổi Dương Văn Nam (Quân đội) đã lật đổ cả 2 tượng đài bóng bàn VN là Đoàn Kiến Quốc và Trần Tuấn Quỳnh.

Ngoài sự lì lợm, tâm lý thoải mái không bị áp lực của một tay vợt từng bị coi là “chiếu dưới”, cộng với kỹ thuật đã được rèn giũa ngày càng hoàn chỉnh thì điểm chung giúp Nam giành cả 2 trận thắng này được nhiều chuyên gia nhìn nhận là anh có quả giao bóng phản xoáy cực hay. Chính HLV đội Khánh Hòa Nguyễn Minh Đạt phải thốt lên: “Tôi không ngờ Nam rèn được cú giao bóng hiểm hóc như vậy, đường bóng đi hay và khó chịu quá!”. Cựu HLV trưởng đội tuyển VN Lê Xuân Phong nói: “Bóng bàn Quân đội rất mừng trước sự tiến bộ của Dương Văn Nam. Chúng tôi không bất ngờ về những quả giao bóng hiểm của Nam. Trong tập luyện, chúng tôi luôn tập kỹ cho các VĐV kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng, hướng dẫn các em biết tạo mọi chiều xoáy, xác định điểm rơi và thay đổi đột ngột chiều xoáy. Nhưng phải nói là Nam vận dụng rất tốt và biến hóa rất hữu hiệu để khắc chế được cả Kiến Quốc lẫn Tuấn Quỳnh. Đó là nỗ lực rất đáng khen”.

Không chỉ thành công ở giải đơn, Dương Văn Nam còn thi đấu tốt ở trận bán kết và chung kết đồng đội với đội Hải Dương và Hà Nội để giúp đội Quân đội lên ngôi cao nhất. Trong khi Nguyễn Nam Hải đã chuyển qua công tác huấn luyện còn Đoàn Kiến Quốc lẫn Trần Tuấn Quỳnh đã qua tuổi 30 và bắt đầu có dấu hiệu chững lại, thì việc lên ngôi của Dương Văn Nam là một tín hiệu lạc quan, mở ra hướng trẻ hóa từ bây giờ cho đội tuyển bóng bàn VN.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Chạnh lòng với tuyển bóng bàn

Trừ nỗ lực cao độ suýt giúp đội hình Việt Nam B lọt vào bán kết đồng đội nam, màn trình diễn của các thành viên đội tuyển quốc gia tại Giải Bóng bàn quốc tế Cây vợt vàng 2013 khiến người hâm mộ thêm lo lắng ở thời điểm chỉ còn vài tháng nữa khởi tranh SEA Games 27.

Vẫn còn đó cựu vô địch SEA Games Trần Tuấn Quỳnh đóng vai trò chủ lực nhưng đội nam Việt Nam thi đấu quá nhạt nhòa ở giải lần này, vốn được xem là cơ hội cọ xát với nhiều đối thủ trong khu vực. Dù bên cạnh Tuấn Quỳnh là 2 gương mặt trẻ được kỳ vọng nhiều như Đinh Quang Linh và Dương Văn Nam (tân vô địch quốc gia) nhưng bộ ba này lại chẳng thể hiện được nhiều.

Toàn giải, đội nam của Việt Nam A chỉ giành được 2 chiến thắng trước Malaysia, TP HCM và thua sút trước 2 đối thủ không quá mạnh là Ấn Độ và Hàn Quốc, đành dừng chân ở vòng bảng. Đội Việt Nam B có vẻ như quá sức sau nội dung đồng đội, đã rủ nhau dừng bước từ vòng bảng nội dung đơn! Tình hình tương tự và có phần kém cỏi hơn là những gì các tuyển thủ nữ thể hiện, từ nội dung đồng đội đến nội dung đơn.


Tuyển thủ quốc gia Nguyễn Thị Việt Linh bị loại ngay vòng bảng nội dung đơn nữ

Lý giải về thất bại này, HLV Lê Đức Thọ của tuyển Việt Nam cho rằng các tay vợt Việt Nam thiếu cơ hội cọ xát quốc tế khi từ đầu năm đến nay, tất cả chỉ được thi đấu ở Giải Vô địch châu Á nên thua sút rõ rệt trước các đối thủ mạnh. HLV Từ Nhân Luân (Petrosetco) cũng đồng tình với đồng nghiệp và nhấn mạnh rằng bóng bàn Việt Nam hiện rơi vào khủng hoảng lực lượng kế thừa. Công tác tuyển chọn, đào tạo không theo kịp yêu cầu chung khiến cho trách nhiệm càng trở nên nặng nề hơn đối với các trụ cột của đội tuyển vốn cũng đã không còn giữ được phong độ đỉnh cao. Ông đơn cử trường hợp của Mai Hoàng Mỹ Trang thời gian qua ít có cơ hội thi đấu dù cô là tay vợt chủ lực của TP HCM lẫn tuyển quốc gia. Ở tuổi 24, Mỹ Trang có thâm niên thi đấu hơn chục năm ở đỉnh cao và sau lưng cô là khoảng trống mênh mông, dù niềm kỳ vọng được đặt vào những Tường Giang, Việt Linh, Thu Hà, Thiên Kim…

Câu chuyện thể thao: Tiếc cho bóng bàn Petrovietnam

Tháng này làng bóng bàn Việt Nam sôi nổi với việc ra mắt CLB bóng bàn nam Petrosetco và tiếp nhận đội nữ bóng bàn TP.HCM với tên gọi Petrosetco TP.HCM. Nhưng đằng sau đó là câu chuyện đáng suy nghĩ.

Hai đội bóng này đã ra mắt tại Giải bóng bàn Cây vợt vàng, diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. Đội nữ Petrosetco Tp Hồ Chí Minh, với sự góp mặt của 2 tay vợt Mai Hoàng Mỹ Trang và Nguyễn Thị Việt Linh cùng những gương mặt khác như Nguyễn Trần Thanh Trúc, Nguyễn Ngọc Yến Nhi, Nguyễn Bạch Thanh Thư đã vào đến trận chung kết đồng đội nữ và chỉ chịu gác vợt trước đối thủ Nhật Bản rất mạnh.

Mừng vì bóng bàn TP Hồ Chí Minh đã được tiếp thêm sức mạnh nhưng người ta cũng có không ít băn khoăn về chuyện tên gọi của đội nam Petrosetco và bản chất câu chuyện này.

Trước đây trong công văn 1139/TB-DKVN ngày 13-6-2013, thông báo kết luận cuộc họp về việc giải thể Công ty CP Thể thao Văn Hóa Dầu khí (Công ty quản lý đội bóng chuyền và bóng bàn Petrovietnam-PSCC)), Tập đoàn dầu khí quốc gia đã nêu rõ 3 nội dung gồm: giao cho Petrosetco tiếp nhận, quản lý và chỉ đạo nhân sự CLB bóng bàn Petrovietnam từ ngày 1-7-2013; giao cho Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) tiếp tục hỗ trợ, đồng hành với CLB bóng bàn Petrovietnam từ 01-07-2013 đến hết năm 2013 với số tiền là 1,5 tỉ đồng.

Tay vợt Đoàn Kiến Quốc ngày còn thi đấu cho Petrovietnam

Để duy trì hoạt động CLB bóng bàn Petrovietnam từ năm 2014 đến 2018 (5 năm), Tập đoàn dầu khí quốc gia cũng đề nghị PVFCCo và Tổng công ty Khí (PVGAS) ký hợp đồng tài trợ quảng cáo đối với Petrosetco (đơn vị chủ quản mới của CLB Petrovietnam) với mức hỗ trợ: PVFCCo 2 tỉ/năm, PVGAS 1 tỉ/năm.

Có thể hiểu, lãnh đạo Tập đoàn dầu khí vẫn muốn duy trì đội bóng bàn mang tên của Tập đoàn để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quảng bá thương hiệu cho Tập đoàn. Việc đổi tên trên khiến cái tên Petrovietnam, đã được gây dựng trong làng thể thao nhiều năm qua, biến mất lặng lẽ.

Cái tên mới ra đời trong làng bóng bàn Việt Nam, Petrosetco, chỉ để quảng bá cho một doanh nghiệp của Tập đoàn. Nếu vậy, doanh nghiệp đó sẽ khó có thể huy động các nguồn tài trợ từ PVFCCo và PVGAS như chỉ đạo trước đây của Tập đoàn bởi đây là nguồn kinh phí tài trợ cho CLB bóng bàn của Tập đoàn chứ không phải cho một doanh nghiệp khác của Tập đoàn. Nếu phải tài trợ cho một đội bóng của một doanh nghiệp trong Tập đoàn, thay vì đội bóng mang tên Tập đoàn dầu khí quốc gia, chưa chắc những doanh nghiệp trên đã tài trợ với mức tiền như vậy.

Là CLB ra đời chưa lâu (năm 2009) nhưng đến nay bóng bàn Petrovietnam đã tạo nhiều tiếng vang tốt trong bóng bàn Việt Nam, qua đó xây dựng tốt và quảng cáo hiệu quả hình ảnh thương hiệu Tập đoàn Dầu khí trong lĩnh vực thể thao.

“Chúng tôi thực sự buồn vì một CLB bị mất thương hiệu vốn đã phải tốn rất nhiều tâm sức của cả tập thể HLV, VĐV mới tạo dựng được. Những người có trách nhiệm với CLB có lẽ chưa cảm nhận hết được điều này. Để thành lập được một CLB đã là chuyện không dễ dàng. Đưa CLB đó vươn lên thành một đội mạnh càng hết sức khó khăn. Chúng tôi cũng không hiểu việc này xuất phát từ nguyên nhân nào hay không” - một cựu thành viên CLB bóng bàn Petrovietnam đề nghị không nêu tên cho biết.

Vấn đề ở đây không chỉ là chuyện đổi tên đơn thuần. Một cuộc đổi tên nhưng khiến bản chất sự việc đã khác hẳn. Là CLB ra đời chưa lâu (năm 2009) nhưng đến nay bóng bàn Petrovietnam đã tạo nhiều tiếng vang tốt trong bóng bàn Việt Nam, qua đó xây dựng tốt và quảng cáo hiệu quả hình ảnh thương hiệu Tập đoàn Dầu khí trong lĩnh vực thể thao.

Trong lịch sử 26 năm của giải bóng bàn quốc tế Cây Vợt Vàng, CLB Petrovietnam là CLB bóng bàn Việt Nam duy nhất vô địch đồng đội nam. Vì thế, việc Petrosetco đặt dấu chấm hết bằng việc bỏ tên Petrovietnam càng khiến người ta băn khoăn về tính chuyên nghiệp của những người có trách nhiệm.

Cần nhớ, trước đây khi định chuyển giao đội bóng chuyền Petrovietnam cho Hà Nội, những người có trách nhiệm chỉ tính đến phương án ghép tên Tập đoàn với Hà Nội. Còn bây giờ, người được chuyển giao lại bỏ hẳn tên cũ.

Liệu có đáng như vậy không và với việc này liệu cái tên mới có tồn tại được lâu dài?

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Thi đấu bóng bàn ủng hộ nhân dân Nhật Bản

Sáng 3-4, người hâm mộ bóng bàn VN sẽ có dịp gặp lại các tên tuổi một thời vang bóng của bóng bàn VN trong trận giao hữu quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản. Trong đó có sự góp mặt của “kỳ quan bóng bàn thế giới” Lê Văn Tiết và HCV đồng đội SEAP Games 1959 Trần Cảnh Đến.

Theo phó giám đốc Công ty cổ phần Thể thao - văn hóa dầu khí Trương Thế Nhiệm, ý tưởng tổ chức thi đấu xuất phát từ mong muốn “phải làm điều gì đó để giúp người dân Nhật” từ người thầy ruột của anh: danh thủ Lê Văn Tiết. Theo kế hoạch, các trận đấu của giải sẽ diễn ra tại Trung tâm TDTT Bình Thạnh (8 Phan Đăng Lưu, TP.HCM) và vào cửa tự do. Hiện đã có sáu CLB đăng ký tham dự giải.

Từng được cây bút Robert Journal (báo J.E.O) và tờ Nhật Bản Thời Luận gọi là “kỳ quan của bóng bàn thế giới”, ngoài bộ sưu tập thành tích đáng nể như: HCV Asiad Tokyo năm 1958, HCĐ thế giới Dortmund, Đức năm 1959, vô địch Giải Pháp mở rộng năm 1959, hạng 6 thế giới năm 1959... ông Tiết còn được ghi tên vào lịch sử bóng bàn thế giới nhờ lối chơi phòng thủ phản công độc đáo.

Ông Tiết cho biết: “Sau chiếc HCV Asiad 1958 tại Tokyo, trận đấu để đời của tôi là trận thắng tay vợt Murakami - người vừa đoạt HCV thế giới đôi nam tại Đức - trong trận chung kết Giải Pháp mở rộng 1959”. Ở trận đấu này, Murakami dẫn Lê Văn Tiết 2-0 (21-17, 21-15) và gần như cầm chắc chiến thắng. Nhưng ở ván ba và tư, Lê Văn Tiết thay đổi đấu pháp và thắng lại hai ván (21-16 và 21-12) để cân bằng tỉ số 2-2.

Ở ván quyết định, Murakami dẫn trước 5-0, rồi 10-5 nhưng Lê Văn Tiết đã bắt kịp 10-10 và bứt luôn để chiến thắng với 21-17. Trong 5.000 khán giả ngồi kín nhà thi đấu lúc ấy có khá đông Việt kiều và mọi người đã trào nước mắt vì hạnh phúc. Tay vợt huyền thoại của Nhật Ogimura chứng kiến trận đấu này phải thốt lên: “Đây là trận đấu khủng khiếp nhất mà tôi được xem”. Nhờ chiến thắng này, Lê Văn Tiết đã được xếp hạng 6 thế giới trong năm 1959.

Hiện nay ở tuổi 74, ông Tiết vẫn đủ sức chạy xe máy chở hai đứa cháu nội, cháu ngoại đến tập bóng bàn ở một CLB gần nhà. Ngoài ra, ông còn hướng dẫn một nhóm học viên là giám đốc, giáo viên ở một CLB khác. Từng bốn lần sang Nhật thi đấu, giao lưu nên khi xem truyền hình thấy hình ảnh thương tâm của người dân Nhật trong cơn động đất, sóng thần vừa qua, ý định làm điều gì đó giúp người dân Nhật đã thôi thúc trong ông. Vì vậy khi cậu học trò Trương Thế Nhiệm đề nghị góp mặt ở hoạt động quyên góp này, ông nhận lời ngay.

Còn theo lão tướng Trần Cảnh Đến: “Dù lâu ngày không đấu bóng bàn nhưng khi biết ý nghĩa hoạt động này, tôi rất sẵn lòng tham dự. Thông qua những hoạt động thể thao như thế này sẽ làm con người xích lại gần nhau”.

Bóng bàn nam: Tre già, măng chưa mọc

Năm 2011, khi các “đàn anh, đàn chị” đa số đã bước sang tuổi “xế chiều”, bóng bàn Việt Nam đang trông chờ vào sự tiến bộ và sự khẳng định của thế hệ trẻ. Thế nhưng, có vẻ chưa ai đủ sức thay thế xứng đáng và SEA Games năm nay, vẫn lại những gương mặt cũ gánh trọng trách giành thành tích cho bóng bàn nước nhà.

Ai thay nổi Kiến Quốc?

Trong bảng xếp hạng mới nhất, Kiến Quốc vẫn là tay vợt có xếp hạng cao nhất của bóng bàn Việt Nam. Sau thế hệ của Mạnh Cường, nhiều năm nay, Kiến Quốc vẫn “làm mưa làm gió” ở đấu trường trong nước. Theo dự đoán của chuyên môn, có lẽ vài năm nữa cũng chưa có ai đủ sức vượt mặt Kiến Quốc. Thế nhưng phải thừa nhận, ở cái tuổi ngoài 30, tay vợt đang khoác áo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam này khó đáp ứng được khả năng duy trì thi đấu ở cường độ cao tại các giải đấu trong nước và quốc tế. Và không phải bây giờ mà đã rất lâu rồi, những người làm bóng bàn Việt Nam đã nghĩ về sự xuống dốc và chia tay của Kiến Quốc, nhưng quả thực, để tìm ra một gương mặt đủ sức gánh vác trọng trách thay Quốc khó như mò kim đáy bể.

Phía dưới Kiến Quốc có Tuấn Quỳnh, Nam Hải, Quang Linh, nhưng cả ba tay vợt này đều có điểm yếu cố hữu về tâm lý thi đấu. Hơn nữa, cả ba đều bước sang tuổi 28, cái tuổi không còn trẻ để hy vọng vào sự tăng tiến mạnh mẽ về trình độ. Thậm chí, có người cũng gần như nói lời chia tay với sự nghiệp để học đại học như trường hợp của Nam Hải (Hà Nội) mới đây. Tay vợt quân đội Đinh Quang Linh, người đứng cặp với Đoàn Kiến Quốc để làm nên cuộc lật đổ các tay vợt Xinhgapo ngoạn mục ở SEA Games 25, từng có lúc được kỳ vọng sẽ thay thế xứng đáng đàn anh Kiến Quốc tại ĐTQG. Nhưng năm 2009, Quang Linh bất ngờ thắng Kiến Quốc trong giải 12 tay vợt xuất sắc nhưng lại để thua trước các tay vợt yếu hơn. Điều đó cho thấy sự thiếu ổn định của tay vợt này. Trong khi điều làm nên danh tiếng của một tay vợt lại là sự ổn định phong độ cao trong thời gian dài. Dưới Quang Linh còn có những tay vợt trẻ khác như: Tô Đức Hoàng, Đào Duy Hoàng, Ngọc Trình, Hoàng Chung… Song, ở một môi trường không có tính cạnh tranh cao như giải VĐQG, việc đầu tư cũng chỉ ở mức vừa phải, rất khó tạo nên bàn đạp để những tay vợt trẻ này tiến nhanh, tiến xa.

Nghịch lý

Không có ai đủ sức thay thế các đàn anh, đàn chị cũng bởi bóng bàn Việt Nam đang tồn tại một nghịch lý. Muốn có VĐV kế thừa thì một trong những công tác quan trọng nhất là Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phải có chiến lược tuyển chọn và đào tạo lớp trẻ được làm chu đáo ở các địa phương. Sau khi có được một lớp trẻ nhất định thì nhất thiết phải đưa các VĐV này vào tập luyện cùng đội tuyển. Như hiện nay, cả đội tuyển cũng chỉ có 7-8 VĐV với đa phần là những gương mặt quá quen thuộc, trong khi chúng ta có khá nhiều nhân tố triển vọng, gần tương đương thành phần ĐTQG nhưng lại không được tập luyện ở môi trường tốt. Việc tiến hành chuyển giao lực lượng bắt buộc bóng bàn Việt Nam phải chấp nhận hy sinh 1, 2 kỳ SEA Games để cho các VĐV trẻ thử lửa. Nói cách khác, ĐTQG là phải có sự đào thải. Còn nếu cứ tiếp tục đuổi theo thành tích như hiện tại, chỉ cần vài năm nữa, các tay vợt trẻ cũng quá tuổi và hết động lực. Thậm chí, thực tế đó đã hiện lên ngày một rõ với việc hàng loạt tay vợt trẻ không lên tuyển, như trường hợp của Việt Linh tại ASIAD 16.

Nếu như các quốc gia khu vực đang tiến hành trẻ hóa lực lượng mạnh mẽ thì bóng bàn Việt Nam vẫn giữ nguyên bộ khung già nua của mình. Thay đổi tư duy, cách làm không phải một sớm một chiều nhưng rõ ràng, những nhà quản lý bóng bàn Việt Nam đang thờ ơ với thực tế “tre già, măng chưa mọc”.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Petro Việt Nam vô địch giải Cây vợt vàng 2011

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, tối 17/7, tại Nhà thi đấu Thể thao Phan Đình Phùng (Thành phố Hồ Chí Minh), giải Bóng bàn Cây vợt vàng năm 2011 - Cúp Vietsovpetro đã khép lại sau hai trận đấu chung kết ở nội dung đơn nam và đơn nữ.

 Thắng tay vợt đồng hương Lee Jung Woo ở trận bán kết, tay vợt Kang Dong Hoon của Hàn Quốc giành quyền vào chơi trận chung kết khi gặp tay vợt Yang Ce của Petro Việt Nam. Với phong độ xuất sắc, ngoại binh Yang Ce đã mang về chức vô địch ở nội dung đơn nam cho Petro Việt Nam khi giành thắng lợi trước tay vợt Lee Jung Woo (Hàn Quốc) với kết quả 4-2 trong trận chung kết.

Trong khi đó, trận chung kết đơn nữ là cuộc chạm trán giữa hai tay vợt Hàn Quốc: Lee Hyo Shim và Kim Ga Young. Kết quả tay vợt Lee Hyo Shim đã giành thắng lợi trước người đồng hương với tỷ số 4-1, giành ngôi vô địch nội dung đơn nữ.

Ở nội dung đồng đội nam, tay vợt số 1 Việt Nam Đoàn Kiến Quốc và các đồng đội của mình ở câu lạc bộ Petro Việt Nam đã xuất sắc duy trì phong độ và giành chiến thắng trước các tay vợt Hàn Quốc B với kết quả 3-1, để tiếp tục bảo vệ thành công ngôi vô địch của mình ở nội dung này.

Ở nội dung đồng đội nữ, đội tuyển Việt Nam đã không thể gây thêm bất ngờ khi để thua 0-3 trước Hàn Quốc A ở vòng bán kết đồng đội nữ và chỉ đoạt được huy chương đồng. Trong khi đó, ngôi vô địch ở nội dung này đã thuộc về các tay vợt nữ Nhật Bản, khi họ vượt qua các cô gái Hàn Quốc A với tỷ số 3-1 trong trận chung kết.

Thắng 2 đối thủ Kang Dong Hoon/Lee Hyo Shim của Hàn Quốc ở trận bán kết, cặp vận động viên Quang Linh và Mỹ Trang của đội Việt Nam đã giành quyền vào chơi chung kết ở nội dung đôi nam nữ, gặp cặp đôi Nhật Bản là Masataka/Mika. Ở trận chung kết nội dung đôi nam nữ, cặp đôi vận động viên Việt Nam là Quang Linh và Mỹ Trang đã thi đấu rất ăn ý để hạ gục hai tay vợt Nhật Bản với tỷ số 3-0, giành ngôi vô địch.

Ở nội dung đôi nữ, ngôi vô địch thuộc về hai tay vợt Nathana/Anisara của Thái Lan trong khi đó hai vận động viên Kang Dong Hoon/Lee Jung Woo của Hàn Quốc đã giành ngôi vô địch đôi nam.

Như vậy, với việc giành được 2 huy chương vàng ở nội dung đôi nam và đơn nữ, đội Hàn Quốc đã giành giải nhất toàn đoàn với 2 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 6 huy chương đồng. Giải nhì toàn đoàn thuộc về đội Petro Việt Nam với việc giành được 2 huy chương vàng và đội Nhật Bản giành giải ba với 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng./.

Giấc mơ của Vũ Mạnh Cường

Vừa dẫn dắt T&T vừa thi đấu ở Giải Vô địch Bóng bàn quốc gia 2011 nhưng Vũ Mạnh Cường vẫn bảo rằng ước mơ của anh là Việt Nam có học viện bóng bàn để các tay vợt chúng ta sớm tìm lại vị thế vốn có ở khu vực. 

Nhắc đến Vũ Mạnh Cường là nhắc đến tay vợt có những cú giật tay trái đã trở thành thương hiệu, người giúp bóng bàn Việt Nam hai lần vô địch SEA Games. Mạnh Cường hiện đang phụ trách công tác huấn luyện ở CLB Bóng bàn T&T (Hà Nội) nhưng tại Giải Vô địch quốc gia vừa kết thúc đêm 22-4, người hâm mộ vẫn thấy anh cầm vợt đánh cặp với học trò.
“Làm khách” ở quê nhà

Giải Vô địch Bóng bàn quốc gia 2011 diễn ra tại Hải Dương, quê hương và là nơi đã hun đúc nên một Vũ Mạnh Cường khát khao chiến thắng đến cháy bỏng. Có thời nhắc đến thể thao Hải Dương là người ta chỉ nói đến bóng bàn, mà ai cũng biết ở đó chỉ một mình Vũ Mạnh Cường được coi là biểu tượng thành công.

Ấy thế mà hồi đầu năm 2008, Mạnh Cường quyết định dứt áo ra đi. Không chỉ lãnh đạo ngành thể thao Hải Dương sững sờ mà ngay những người dân bình thường cũng cảm thấy tiếc nuối. Từ khi Vũ Mạnh Cường chuyển sang đảm nhận cương vị HLV trưởng của đội bóng bàn T&T, anh cũng mang đi luôn cả ánh hào quang của bóng bàn Hải Dương một thời.

Tâm sự với chúng tôi tại Nhà Thi đấu Hải Dương, nơi Mạnh Cường gắn bó suốt 20 năm cuộc đời và sự nghiệp, anh bảo: “Hải Dương vẫn là quê hương tôi, nhà thi đấu này vẫn là nhà của tôi. Dù đã ra đi nhưng mỗi khi có dịp trở về đây, tôi đều được mọi người chào đón”.

Ai cũng hiểu và ủng hộ quyết định ra đi của Mạnh Cường. Ở Hải Dương, với khả năng tài chính có hạn và cơ sở vật chất khó khăn, rất khó để một tài năng như anh thăng hoa hơn nữa. Đến với T&T, Mạnh Cường được vùng vẫy với những ý tưởng của anh, được sống lại giấc mơ của thời trai trẻ khi phía sau anh là mấy chục VĐV trẻ, nhỏ nhất mới 7 tuổi còn “già” nhất cũng chưa quá 20. HLV trưởng Vũ Mạnh Cường tâm sự: “Lò đào tạo của T&T mới hoạt động được 3 năm nay. Theo ước tính của tôi, phải từ 5-7 năm, chúng tôi mới có thể mơ đến những tấm HCV đầu tiên trong làng bóng bàn Việt Nam”.

Ở giải năm nay, T&T của Mạnh Cường có thành tích không tồi: 1 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ. Nhưng Mạnh Cường vẫn bảo rằng ước mơ của anh trong một ngày không xa là đất nước sẽ có học viện bóng bàn, nơi cho ra lò những VĐV đủ sức giúp bóng bàn Việt Nam tìm lại vị thế vốn có ở khu vực. Ý tưởng “học viện bóng bàn” dù còn sơ khai nhưng trên cương vị một nhà tổ chức, Mạnh Cường còn đủ thời gian để thực hiện dự định ấy.

Tạo bản sắc riêng cho học trò

Ở T&T, Vũ Mạnh Cường có cách huấn luyện chẳng giống ai. Nếu như những đơn vị mạnh khác đều đưa VĐV của mình sang Trung Quốc tập huấn trước các giải đấu lớn thì HLV Mạnh Cường cho rằng bây giờ chưa phải là lúc VĐV của T&T đi tập huấn nước ngoài. Anh nói: “Để giỏi lên, không thể không đi tập huấn và thi đấu cọ xát quốc tế nhưng đó là khi VĐV đã đạt tới một trình độ nhất định, còn khi vẫn cần hoàn thiện khả năng thì hãy lấy nội lực của bản thân ra để phấn đấu”.

Từ chính kinh nghiệm của bản thân mình, Vũ Mạnh Cường đã đúc kết: “Ý chí và quyết tâm chiến thắng cũng là một trong những bí quyết thành công”. Nếu như ở SEA Games 18 - 1995, Mạnh Cường vô địch đơn nam bằng sức trẻ và sự tiến bộ khiến đối thủ bất ngờ thì ở SEA Games 21 - 2001, anh lại cho thấy bản lĩnh và ý chí của một VĐV đã ở tuổi 31 nhưng vẫn mạnh mẽ và dẻo dai như thời đỉnh cao phong độ.

Đến nơi thầy trò T&T “luyện công”, người ta sẽ thấy nhiều “phiên bản” của Vũ Mạnh Cường thời còn đang thi đấu. Từ cách cầm vợt cho đến những thói quen thổi bóng, thậm chí là cách... lau mồ hôi.
“Tôi dạy học trò phải tạo được bản sắc riêng nhưng chắc chắn các cháu khó tránh khỏi sự ảnh hưởng”- Mạnh Cường tâm sự. Dẫu vậy, nhìn vào những mầm non mà anh đang ươm trồng, thật khó để tìm ra một người thuận tay trái và có những cú giao bóng xoáy hiểm hóc tới mức người xem có thể cảm nhận được cả âm thanh mà quả bóng ma sát với gió tạo ra. Ngay cả hai cậu con trai Vũ Mạnh Duy và Vũ Mạnh Huy của anh cũng không thể chơi tay trái như bố.
HLV Vũ Mạnh Cường nói rằng không muốn nhận danh hiệu “tượng đài” trong làng bóng bàn Việt Nam bởi anh luôn mong những học trò của mình có thể vượt xa những gì anh đã làm được...

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Bóng bàn VN với mục tiêu bảo vệ HCV đôi nam: Đối thủ chính là Singapore

Thái Lan bí ẩn về lực lượng, Indonesia cũng “ém quân” kỹ nhưng với những thông tin mà BHL ĐT thu lượm được thì đối thủ chính của bóng bàn Việt Nam (BBVN) vẫn sẽ là Singapore.

 Sau khi nghiên cứu tình hình lực lượng của đối thủ cũng như khả năng thực tế của các tay vợt, BHL ĐT BBVN quyết định đề ra chỉ tiêu bảo vệ tấm HCV đôi nam mà Kiến Quốc cùng Quang Linh đã giành được tại SEA Games 25 trên đất Lào hai năm về trước. Chỉ tiêu tuy khiêm tốn nhưng cũng không dễ thực hiện đối với cá nhân bộ đôi Kiến Quốc- Quang Linh nói riêng và ĐT BBVN nói chung vì nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan. Về chủ quan, Kiến Quốc năm nay đã 32 tuổi, kinh nghiệm thi đấu đang được xem là điểm mạnh của tay vợt kỳ cựu này nhưng anh lại có hạn chế về sức bền thể lực, do ảnh hưởng tuổi tác. Sau chuyến tập huấn tại Nam Ninh (Trung Quốc) về nước chiều 4/11 vừa qua, Kiến Quốc tự tin khẳng định mình đã hồi phục chấn thương và đạt được từ 80 đến 90% thể lực cũng như phong độ. Nếu quả thực như thế, đây sẽ là điều đáng mừng cho BBVN cũng như người hâm mộ môn thể thao này bởi lẽ cho đến thời điểm này, tay vợt gốc Khánh Hòa vẫn được xem là đầu tàu ở ĐT bóng bàn nam VN. Sự kết hợp giữa Kiến Quốc và Quang Linh từng giúp BBVN làm nên bất ngờ với tấm HCV đôi nam ở SEA Games 25.

Nhưng như chính bản thân tay vợt Kiến Quốc thừa nhận ở thời điểm đó hay bây giờ cũng vậy, việc anh cùng đàn em Quang Linh có được HCV đôi nam SEA Games 25 năm 2009 ở Lào một phần cũng là do các tay vợt Singapore thi đấu trong nội dung này chủ quan. Thêm nữa, sau thành công bất ngờ trên đất Lào hai năm về trước, cặp Kiến Quốc- Quang Linh đã bị các đối thủ cạnh tranh trong khu vực cho vào tầm ngắm. Chính vì thế, sẽ không có chuyện chủ quan, coi thường đối thủ như hai năm về trước nữa.

Trong thể thao, một khi yếu tố bất ngờ gần như không còn nữa thì chỉ có cách nỗ lực vượt bậc, thậm chí tới hơn 100% khả năng thì mới có hy vọng tái lập thành tích ấn tượng như đã từng đạt được trong quá khứ. Với trường hợp của Kiến Quốc- Quang Linh cũng vậy. Ngoài ra, cần phải chờ xem kết quả bốc thăm tới đây như thế nào thì mới đánh giá được cơ hội bảo vệ thành công tấm HCV đôi nam của BBVN là bao nhiêu. Cũng không thể phủ nhận may mắn chiếm một vai trò quan trọng trong thành công của BBVN nói riêng, TTVN nói chung. Nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ bởi còn phải biết xác định đối thủ chính mà chúng ta cần phải vượt qua là ai.

Với BBVN, cho dù Thái Lan, Indonesia có đầu tư xây dựng, củng cố lực lượng như thế nào thì họ vẫn không thể được đánh giá cao bằng Singapore bởi đảo quốc sư tử đã và đang áp dụng chính sách nhập tịch cho các VĐV tài năng. Ở môn bóng bàn, hầu hết các tay vợt hàng đầu đang có trong thành phần ĐTQG Singapore đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Gao Ning, Yang Zi… không còn xa lạ nữa Kiến Quốc, Quang Linh cùng các đồng đội, chính vì thế để có thể hoàn thành chỉ tiêu, không còn cách nào khác là phải vượt qua họ.

Giải bóng bàn Vô Địch Châu Á 2012: Việt Nam xếp hạng 13

Đúng như dự đoán, dù đã thi đấu rất cố gắng nhưng bóng bàn VN không thể lọt vào tốp 10 châu Á. Dù vậy, kết thúc giải với vị trí 13, đã phản ánh đúng thực lực của các tay vợt VN.

 Ở vòng bảng nội dung đồng đội, VN chung bảng với Syria, Iran. Sau khi thắng Syria 3-0, đội tuyển Việt Nam với Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Thành Luân, Đinh Quang Linh đã thất bại 0-3 trước Iran. Với kết quả này, VN buộc phải tranh hạng 13. Tại vòng đấu này, các tay vợt VN thi đấu ấn tượng hơn. Sau khi thắng Bahrain, Maldives cùng tỷ số 3-0, VN vào trận quyết định với Kuwait. Trong trận đấu với Kuwait, Lê Tiến Đạt đánh tiên phong và thua Ibrahem 1-3. Nguyễn Thành Luân cân bằng tỷ số bằng chiến thắng 3-1 trước Salem. Trần Tuấn Quỳnh tạo lợi thế cho VN khi dễ dàng vượt qua Saber 3-0. Tuy nhiên ở ván đấu sau đó, Nguyễn Thành Luân bị Ibrahem vượt qua với tỷ số 3-0. Trận đấu quyết định diễn ra giữa tay vợt trẻ Lê Tiến Đạt với Salem. Tiến Đạt đã không phụ sự trông đợi để giành thắng lợi 3-0, qua đó mang lại thắng lợi chung cuộc 3-2 cho VN.

Sau khi từ Macau (Trung Quốc) trở về, đội tuyển bóng bàn sẽ tiếp tục tập trung để chuẩn bị cho vòng loại Olympic 2012 khu vực châu Á, cơ hội cuối cùng để bóng bàn VN giành vé tới Thế vận hội.

Đại hội liên đoàn bóng bàn Việt Nam: Đổi mới mạnh mẽ

Đó là một trong những yêu cầu được Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Lê Khánh Hải đặt ra với các nhà quản lý về môn Bóng bàn trong bài phát biểu tại Đại hội Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam nhiệm kỳ V (2012-2016) tại Trung tâm thể thao Ba Đình, Hà Nội sáng qua.

Nhìn lại quá trình hoạt động và những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ IV 2006-2011, không thể phủ nhận một số kết quả mà bóng bàn Việt Nam đã đạt được, đặc biệt là kết quả ở một số sự kiện thể thao quốc tế: 1HCV-1HCB- 3HCĐ (SEA Games 2009); 5HCV-2HCB-2HCĐ (giải VĐ Đông Nam Á 2010); 5HCV- 2HCB-3HCĐ (giải vô địch trẻ Đông Nam Á 2007), HCĐ giải vô địch bóng bàn trẻ châu Á (2007), năm 2008, VĐV Đoàn Kiến Quốc lần thứ 2 vượt qua vòng loại khu vực, giành quyền tham dự Olympic Bắc kinh.

Thế nhưng dù cố gắng đạt được những thành tích nhất định, song thẳng thắn thừa nhận rằng, vẫn còn tồn tại khá nhiều yếu kém trong hoạt động của Liên đoàn BBVN nhiệm kỳ IV. Một số tồn tại lớn như Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhận xét là sự chậm đổi mới cả trong tư duy, phong cách và phương thức quản lý điều hành; sự thiếu tích cực, chủ động trong triển khai nhiệm vụ được giao của một vài thành viên có trách nhiệm trong bộ máy lãnh đạo chuyên môn. Sự lúng túng, yếu kém trong công tác tổ chức, hoạt động của Liên đoàn. Nhiều yếu kém tồn tại trong một thời gian dài nhưng chậm tìm cách tháo gỡ... Không chỉ vậy, trong nhiệm kỳ vừa qua, Liên đoàn BBVN chưa làm tốt vai trò tiên phong trong việc phát triển các tổ chức thành viên tương xứng với sự phát triển của phong trào...

Thứ trưởng Lê Khánh Hải cũng lưu ý, trong giai đoạn tới, TTVN có rất nhiều nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng phải nỗ lực phấn đấu hoàn thành vì vậy, Thứ trưởng đề nghị Liên đoàn BBVN thời gian tới cần phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, khắc phục những mặt tồn tại, đổi mới mạnh mẽ tiến tới chuyên nghiệp hoá hơn nữa Bóng bàn để có sự chuẩn bị tốt nhất cho các sự kiện thể thao quan trọng như SEA Games, Asiad, Olympic trong thời gian tới.

Với sự thống nhất cao từ gần 60 đại biểu dự họp chính thức, BCH Liên đoàn BBVN nhiệm kỳ V (2012-2016) với 31 thành viên đã ra mắt . Ông Trần Gia Thái, PCT Hội Nhà báo Việt Nam-Tổng giám đốc đài PT&TH Hà Nội giữ chức Chủ tịch. Ông Phạm Đức Thành, Phó Vụ trưởng Vụ TTTTC (Tổng cục TDTT) tái cử vai trò TTK. Ngoài ra còn có 4 PCT: Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam; ông Trương Thành Nam-Ngân hàng Phương Đông; Ông Vũ Quang Vinh, Tổng biên tập Báo Thiếu niên tiền phong; Ông Phạm Văn Miên, Phó Tổng biên tập Báo Công an nhân dân.

Tân chủ tịch Liên đoàn BBVN, ông Trần Gia Thái phát biểu: “Tới đây, chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp chặt chẽ với Tổng cục TDTT và các đơn vị, cùng chung sức chung lòng, khắc phục những tồn tại để đưa BBVN phát triển cao hơn, xa hơn ra khu khu vực và châu lục trong khoảng 4-5 năm tới”.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Kỷ lục thưởng của bóng bàn Việt Nam

Giải thưởng gồm: 100 triệu đồng cho huy chương vàng, 70 triệu đồng cho huy chương bạc và 50 triệu đồng cho huy chương đồng.

Đội bóng doanh nghiệp Hà Nội T&T vừa gây cú sốc cho làng bóng bàn Việt Nam với khoản thưởng cao ngất ngưởng danh cho chiến tích xuất sắc mà thầy trò HLV Vũ Mạnh Cường vừa có được tại giải vô địch quốc gia. Cụ thể là 100 triệu đồng cho huy chương vàng, 70 triệu đồng cho huy chương bạc và 50 triệu đồng cho huy chương đồng.

Tay vợt Trần Tuấn Quỳnh. Ảnh: Hải Anh

Mức thưởng 100 triệu đồng cho tấm huy chương vàng đơn nam của Tuấn Quỳnh gấp 20 lần giải thưởng chính thức mà anh nhận được từ ban tổ chức. Bóng bàn Việt Nam đang thay đổi rất nhanh trong 2 năm trở lại đây, rõ nhất ở các mặt đầu tư, tài trợ, chuyển nhượng và thu nhập của các cầu thủ./.

Giải Bóng bàn các đội mạnh toàn quốc năm 2013

Ngày 13-8, ban tổ chức giải Bóng bàn các đội mạnh toàn quốc năm 2013 đã tiến hành bốc thăm, chia bảng, xếp lịch thi đấu.

Quy tụ hầu hết các tay vợt hàng đầu Việt Nam hiện nay, giải bóng bàn diễn ra từ ngày 14 đến 17-8 tại Nhà thi đấu đa năng TP Cần Thơ, hứa hẹn mang lại những cuộc tranh tài đỉnh cao cho người hâm mộ bóng bàn Cần Thơ.

Ban đầu, giải được Trường Đại học Cần Thơ đăng cai tổ chức, nhưng do điều kiện kinh phí khó khăn nên đã chuyển giao lại cho Sở VH -TT&DL TP Cần Thơ, vốn có sẵn điều kiện cơ sở vật chất và kinh nghiệm tổ chức. HLV Đăng Thành của CLB bóng bàn Hà Nội T&T, cho biết: "Công tác tổ chức của đơn vị chủ nhà Cần Thơ khá tốt. Điều kiện ánh sáng nhà thi đấu, bàn bóng… được đảm bảo".

Tham dự giải năm nay, ngoài CLB Hà Nội T&T, còn có những đội mạnh khác là Quân đội, Hải Dương, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hà Nội, Bộ Công an và TP HCM. Đáng tiếc là sự rút lui vào giờ chót của một số đội có truyền thống mạnh như Khánh Hòa, Đại học TDTT Bắc Ninh… Chỉ còn lại 8 đội nam và 8 đội nữ với 70 vận động viên tham gia tranh tài ở 4 nội dung: đồng đội nam, đồng đội nữ, đơn nam và đơn nữ, nhưng bao nhiêu đó cũng đã khiến người hâm mộ Cần Thơ sôi sục chờ đợi. Đã lâu, người Cần Thơ chưa chứng kiến những cuộc tranh tài gay cấn với có sự có mặt của các tay vợt hàng đầu Việt Nam. Giải năm nay hội tụ gần như đầy đủ các "anh tài" của làng bóng bàn Việt Nam hiện tại như Đinh Quang Linh, Đào Duy Hoàng, Trần Tuấn Quỳnh, Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Việt Linh… Tay vợt Đinh Quang Linh tỏ ra háo hức: "Giải này là cuộc so tài của các đội mạnh nhất toàn quốc, với nhiều tay vợt kỳ cựu và cả những vận động viên trẻ có sự tiến bộ rất nhanh thời gian qua, nên hứa hẹn sẽ rất quyết liệt và nhiều bất ngờ".

Với đơn vị chủ nhà, tuy không có đội tuyển tham dự, nhưng đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 10 năm Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Hơn nữa, giải này còn là cơ hội vực dậy phong trào, thúc đẩy người dân trở lại với bóng bàn. Bóng bàn từng là thế mạnh của thể thao tỉnh Hậu Giang (cũ) giai đoạn cuối thập niên 1980 đầu 1990, nhưng sự mai một bóng bàn đỉnh cao đã khiến bóng bàn phong trào cũng trở nên trầm lắng. Vì vậy, giải bóng bàn các đội mạnh toàn quốc năm 2013 có thể là "cơn mưa rào giữa mùa hạ", giúp giải tỏa "cơn khát" của người hâm mộ bóng bàn Cần Thơ nhiều năm qua.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Đại hội liên đoàn bóng bàn Việt Nam: Đổi mới mạnh mẽ

Đó là một trong những yêu cầu được Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Lê Khánh Hải đặt ra với các nhà quản lý về môn Bóng bàn trong bài phát biểu tại Đại hội Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam nhiệm kỳ V (2012-2016) tại Trung tâm thể thao Ba Đình, Hà Nội sáng qua.

TTK và Chủ tịch Bóng bàn Việt Nam

Nhìn lại quá trình hoạt động và những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ IV 2006-2011, không thể phủ nhận một số kết quả mà bóng bàn Việt Nam đã đạt được, đặc biệt là kết quả ở một số sự kiện thể thao quốc tế: 1HCV-1HCB- 3HCĐ (SEA Games 2009); 5HCV-2HCB-2HCĐ (giải VĐ Đông Nam Á 2010); 5HCV- 2HCB-3HCĐ (giải vô địch trẻ Đông Nam Á 2007), HCĐ giải vô địch bóng bàn trẻ châu Á (2007), năm 2008, VĐV Đoàn Kiến Quốc lần thứ 2 vượt qua vòng loại khu vực, giành quyền tham dự Olympic Bắc kinh.

Thế nhưng dù cố gắng đạt được những thành tích nhất định, song thẳng thắn thừa nhận rằng, vẫn còn tồn tại khá nhiều yếu kém trong hoạt động của Liên đoàn BBVN nhiệm kỳ IV. Một số tồn tại lớn như Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhận xét là sự chậm đổi mới cả trong tư duy, phong cách và phương thức quản lý điều hành; sự thiếu tích cực, chủ động trong triển khai nhiệm vụ được giao của một vài thành viên có trách nhiệm trong bộ máy lãnh đạo chuyên môn. Sự lúng túng, yếu kém trong công tác tổ chức, hoạt động của Liên đoàn. Nhiều yếu kém tồn tại trong một thời gian dài nhưng chậm tìm cách tháo gỡ... Không chỉ vậy, trong nhiệm kỳ vừa qua, Liên đoàn BBVN chưa làm tốt vai trò tiên phong trong việc phát triển các tổ chức thành viên tương xứng với sự phát triển của phong trào...

Thứ trưởng Lê Khánh Hải phát biểu chỉ đạo

Thứ trưởng Lê Khánh Hải cũng lưu ý, trong giai đoạn tới, TTVN có rất nhiều nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng phải nỗ lực phấn đấu hoàn thành vì vậy, Thứ trưởng đề nghị Liên đoàn BBVN thời gian tới cần phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, khắc phục những mặt tồn tại, đổi mới mạnh mẽ tiến tới chuyên nghiệp hoá hơn nữa Bóng bàn để có sự chuẩn bị tốt nhất cho các sự kiện thể thao quan trọng như SEA Games, Asiad, Olympic trong thời gian tới.

Với sự thống nhất cao từ gần 60 đại biểu dự họp chính thức, BCH Liên đoàn BBVN nhiệm kỳ V (2012-2016) với 31 thành viên đã ra mắt . Ông Trần Gia Thái, PCT Hội Nhà báo Việt Nam-Tổng giám đốc đài PT&TH Hà Nội giữ chức Chủ tịch. Ông Phạm Đức Thành, Phó Vụ trưởng Vụ TTTTC (Tổng cục TDTT) tái cử vai trò TTK. Ngoài ra còn có 4 PCT: Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam; ông Trương Thành Nam-Ngân hàng Phương Đông; Ông Vũ Quang Vinh, Tổng biên tập Báo Thiếu niên tiền phong; Ông Phạm Văn Miên, Phó Tổng biên tập Báo Công an nhân dân.

Tân chủ tịch Liên đoàn BBVN, ông Trần Gia Thái phát biểu: “Tới đây, chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp chặt chẽ với Tổng cục TDTT và các đơn vị, cùng chung sức chung lòng, khắc phục những tồn tại để đưa BBVN phát triển cao hơn, xa hơn ra khu khu vực và châu lục trong khoảng 4-5 năm tới”.

Tay vợt Trần Huy Bảo

TTCT - Trong vòng hai tháng qua, tay vợt sinh viên Trần Huy Bảo đã mang về hai chiến công cho bóng bàn TP.HCM: huy chương bạc đơn nam tại Giải vô địch quốc gia 2010 và huy chương bạc đồng đội nam tại giải bóng bàn quốc tế Cây vợt vàng.

Tuổi đời chỉ mới đôi mươi nhưng Bảo đã có 15 năm chơi bóng bàn. Không những thế, chàng sinh viên năm 2 khoa tài chính doanh nghiệp của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM này còn học rất cừ với 12 năm liền phổ thông là học sinh giỏi.

20 tuổi đã có 170 huy chương

 Bảo sinh ra trong gia đình có truyền thống chơi bóng bàn: ông, mẹ và anh đều là những tay vợt có hạng ở các giải phong trào. Khi chưa đủ tuổi học lớp 1, do cả cha lẫn mẹ đều bận đi làm nên Bảo đã được gởi đến CLB TDTT quận 1 vừa như một nhà trẻ, vừa để sớm làm quen với bóng bàn. Khi ấy Bảo đã thể hiện niềm đam mê môn thể thao này, thậm chí nhiều lúc đi ngủ mang cả vợt và bóng lên giường để... tập!

Say mê cộng với năng khiếu đã giúp Bảo sớm nổi tiếng là “thần đồng bóng bàn”. Từ năm 6 tuổi, Bảo đã tham gia tranh tài ở các giải năng khiếu và đánh bại các tay vợt gấp đôi số tuổi của mình để giành nhiều chức vô địch ở quận. Năm 8 tuổi, Bảo đã nổi tiếng khắp nước khi giành huy chương vàng ở giải thiếu niên, nhi đồng toàn quốc và thống trị nội dung đơn nam ở giải này trong sáu năm liên tiếp.

Năm 13 tuổi, Bảo đại diện Việt Nam thi đấu tại giải trẻ Đông Nam Á ở Singapore và mang về hai huy chương đồng. Những ngày tháng sau đó, Bảo liên tiếp gặt hái thành tích và trở thành niềm “hi vọng vàng” của bóng bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Tại Giải vô địch quốc gia 2010 diễn ra tháng 5, Bảo chơi rất xuất sắc khi hạ một loạt đối thủ mạnh, trong đó có ứng cử viên hàng đầu là Trần Tuấn Quỳnh để giành quyền vào trận chung kết đơn nam. Đây cũng là lần đầu tiên sau 17 năm, TP.HCM mới có một đại diện góp mặt ở chung kết đơn nam của giải.

Hai tháng sau, Bảo lại gây sốc khi chơi rất ấn tượng để cùng với Lê Đình Duy vào đến trận chung kết đôi nam tại Giải bóng bàn quốc tế Cây vợt vàng 2010. Dù gác vợt, nhưng Bảo cũng đi vào lịch sử khi cùng đồng đội mang về cho TP.HCM chiếc huy chương bạc đầu tiên sau 24 năm giải được tổ chức.

Nhận xét về Bảo, ông Nguyễn Trọng Trúc - phó chủ tịch thường trực kiêm tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn TP.HCM - nói: “Huy Bảo có lối chơi rất thông minh. Không có gì phải bàn cãi khi nói rằng cậu ta là một trong những tài năng trẻ nổi bật nhất của bóng bàn TP.HCM hiện nay”.

Mới 20 tuổi nhưng Bảo đã giành được tổng cộng khoảng 170 huy chương các loại từ trong nước đến quốc tế. Bảo kể trong phòng của mình có đặt một tượng nữ thần khá cao, mỗi khi giành được huy chương là đem về nhà đeo vào cổ bức tượng. Số huy chương nhiều và nặng đến nỗi bức tượng bị gãy cổ, cha mẹ Bảo phải bỏ tiền làm bức tượng mới lớn gấp đôi cho chắc chắn.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Puma - "chú báo" huyền thoại

Không chỉ những tín đồ trong làng thể thao mà tất cả mọi người không ai là không biết đến hãng thể thao Puma, một thương hiệu thời trang đã nổi tiếng trên thế giới với hình ảnh "chú báo" quen thuộc.

Là một trong những công ty hàng đầu thế giới về lối sống thể thao với những thiết kế và phát triển giày dép, may mặc và phụ kiện, Puma đã cam kết làm việc theo cách đóng góp cho thế giới bằng cách hỗ trợ Hòa Bình, Sáng Tạo và tính An Toàn bền vững và bằng cách sống giá trị là Công Bằng, Trung thực, Tích cực và Sáng tạo trong mọi hành động và quyết định.  

Sự hình thành và phát triển

Puma tên chính thức là PUMA AG Rudolf Dassler Sport và là người đã khai sinh ra thương hiệu giày thể thao nổi tiếng Puma. Năm 1948, Rudolf Dassler (Adolph Dassler và Rudolf Dassler là hai anh em) tách khỏi Adidas và tự thành lập một công ty giày thể thao cho riêng mình. Và hiện nay Puma là một trong nhà sản xuất thời trang thể thao lớn trên thế giới.

Là một thương hiệu thể thao nổi tiếng chuyên sản xuất và tiếp thị những dòng sản phẩm danh tiếng bao gồm giấy dép, quần áo và phụ kiện kèm theo. Với việc Puma được phân phối sản phẩm đến hơn 80 quốc gia, nó đã thiết lập và được công nhận uy tín trong thị trường Sports Lifestyle - “phong cách thể thao” hiện nay.

Các nhãn hiệu thời trang của Puma bao gồm các loại như bóng đá, chạy, đua mô-tô, đánh gôn và chèo thuyền. Puma hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng như Alexander McQueen, Yasuhiro Mihara và Sergio Rossi. Tập đoàn Puma sở hữu các thương hiệu Puma, Tretorn và Hussein Chalayan. Ngày nay, thương hiệu Sportslifestyle Puma được tin dùng cho việc thể hiện phong thái tốt nhất qua các thiết kế các mẫu giày và trang phục thể thao khác. Nhưng bên cạnh những sản phẩm tinh xảo của mình, Puma còn rất xuất sắc trong việc đưa những đường nét độc đáo của mình vào việc khẳng định thương hiệu, đó chính là Logo Puma. 

Được thiết kế vào năm 1948, mẫu logo Puma gốc vẫn được sử dụng cho đến hiện nay. Logo Puma là sự pha trộn giữa một biểu tượng và nền chữ đậm, một bức họa của một bước nhảy qua chữ Puma, của một loài gọi là báo sư tử, một con beo hay là sư tử núi.

puma 1 
Rudolf Dassler - ông chủ của "chú báo" huyền thoại

Mạnh mẽ và uyển chuyển

Có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm, nó là loài động vật mạnh mẽ và là nhà săn mồi tài ba với sức bật tối đa lên tới 20feet. Bằng sự kết hợp hình ảnh biểu tượng này vào mẫu logo của mình, công ty đã phần nào tóm lược được đầy đủ về tiềm lực mạnh mẽ của mình. Logo Puma đã thể hiện được độ tin cậy của thương hiệu và khả năng của sản phẩm. Ngoài ra,logo Puma còn nhiều chức năng khác và có thể sử dụng dễ cho nhiều mục đích mà vẫn giữ được nguyên trạng của mẫu. Về kích cỡ, nền và màu sắc của logo có thể sửa đổi hoặc thay đổi một chút mà không ảnh hưởng đến tính chất của nó. Không còn nghi ngờ gì nữa, logo Puma tỏ ra rất hiệu quả trong việc tạo dựng thương hiệu và sản phẩm cho công ty.
  
 puma 2

Thương hiệu của những tín đồ thể thao Phục vụ một thị trường thời trang thể thao nổi tiếng và hiện đại, PUMA phân phối sản phẩm trên hơn 80 quốc gia, tài trợ cho hơn 30 đội bóng đá quốc gia, tài trợ cho những ngôi sao bóng đá nổi tiếng thế giới như Pelé, Johan Cruijff, Enzo Francescoli, Diego Maradona và Lothar Matthäus.

puma 3 
Vua bóng đá Pelé một thời đại diện cho Puma cùng các sản phẩm của Puma có chữ ký của ông.
pumma 4 
Đội tuyển Italia với phụ kiện được Puma tài trợ thiết kế

PUMA còn là công ty sản xuất chính cho người đam mê những bộ đồ, những đôi giày đua xe. Công ty là nhà đồng tài trợ chính cho cả giải đua Công thức Một và đặc biệt là cả NASCAR. Ngày nay, thương hiệu Puma Sportlifestyle được công nhận với những thiết kế tuyệt hảo nhất, tạo ra xu hướng thời trang thể thao riêng.
puma 5 
...và những đôi giày rất cá tính